Ý nghĩa của Hang đá Giáng sinh tại Vatican

Nghe bài này

Bộ tượng Sinh nhật bằng đồ gốm có kích thước như người thật, ẩn dấu một di sản văn hóa mà mắt thường không thể nhìn thấy ngay được, nói lên niềm phấn khích và đợi trông mà chúng mang lại, khi nhắc nhớ cho chúng ta biến cố hạ sinh của Chúa Hài nhi Giêsu.

(Tin Vatican – Francesca Merlo)

Các tác phẩm điêu khắc đồ gốm to lớn này, được bày biện với ánh đèn chói chang được thắp sáng vào hôm thứ Sáu ngày 11 tháng 12 tại Quảng trường thánh Phêrô, khai mạc mùa Giáng sinh của Chúa Giêsu Kitô mà chúng ta sửa soạn mừng kỷ niệm và đợi chờ ngày quang lâm của Ngài đến lần thứ hai trong ngày cánh chung.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ trong giờ kinh Truyền Tin trưa hôm Chúa Nhật (13/12/2020), rằng sự mong đợi mà chúng ta cảm nhận trong cuộc hành trình đức tin là một niềm vui, trọng tâm của đời sống Kitô giáo. Đó cũng chính là niềm vui mà cảnh trí Giáng sinh ở Quảng trường thánh Phêrô này mong muốn mang lại… Nhưng cảnh Chúa giáng sinh đặc biệt này cũng nói lên một câu chuyện khác: một câu chuyện không nhận thức được bằng giác quan mà thôi…

Có lẽ chính câu chuyện ẩn dấu này đang dấy lên thắc mắc cho một số người nhìn ngắm, có lẽ họ có những phản ánh tiêu cực với những gì mà truyền thống về sự ra đời của Chúa Giêsu vẫn thường có.

Những bức tượng

Cảnh trí Chúa giáng sinh đương thời, được diễn tả khác một chút. Những bộ tượng Giáng sinh này, được hình thành trong một phần nhỏ của toàn bộ sưu tập 52 tác phẩm, nói lên cảnh trí Chúa giáng sinh bao gồm các bức tượng gốm có kích thước như người thật, được làm theo phong cách cổ điển của Castelli tại Ý, được quốc tế biết đến qua các tác phẩm nghệ thuật bằng gốm. Các sinh viên và giáo sư của Viện đại học Nghệ thuật F.A. Grue của thị trấn đã mất hơn mười năm để đắp và hoàn thành bộ tượng sưu tập này – từ năm 1965 đến năm 1975.

Trong lá thư mang danh hiệu “Admirable Signum” (Dấu Hiệu Kỳ Diệu), được ký vào tháng 12 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô viết “Theo thông lệ, việc thêm nhiều nhân vật biểu tượng vào cảnh trí Chúa giáng sinh”… thì trên hết phải kể đến “Trẻ em – và người lớn! đến tôn thờ Chúa, còn những nhân vật khác không được tường thuật minh nhiên trong các tường thuật Giáng sinh của Phúc âm. Tuy nhiên, mỗi người theo cách thức riêng tư, bổ sung cho huyền nhiệm của mầu nhiệm mà Chúa Giêsu giáng sinh khai mở, trong hyền nhiệm này có chỗ cho mọi người và cho bất cứ những gì liên quan tới con người và các loài thụ tạo của Thiên Chúa.”

Lễ làm phép cảnh trí Chúa giáng sinh của Chúa, cùng với Cây thông Noel, một loại cây Vân Sam được đốn về từ một trong những khu rừng được bảo tồn kỹ càng nhất của xứ Slovenia, diễn ra với một số lượng người tham dự rất giới hạn, vì đại dịch coronavirus. Vì lý do này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “các biểu tượng của Giáng sinh” giờ đây hơn bao giờ hết là “dấu hiệu hy vọng cho người dân trong thành phố Rome và cho khách hành hương, những người có cơ hội đến chiêm ngưỡng chúng”.

Thanh Quảng sdb

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS