Tham gia cuộc hành hương cùng hai Tổng Giám mục là đại diện của các văn phòng tổng giáo phận và các tổ chức khác nhau tập trung vào việc giải trừ hạt nhân và công bằng xã hội.
Tháp tùng phái đoàn là giáo sư nhân chủng học Hirokazu Miyazaki của Northwestern University, và là phóng viên hòa bình của Nagasaki, được thành phố đó bổ nhiệm để phát biểu thay mặt người dân về việc giải trừ hạt nhân.
Cuộc hành hương bao gồm “Tuần cửu nhật cầu cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân”.
Theo trang web của cuộc hành hương, sứ vụ của nó là “thiết lập mối quan hệ giáo hội và cá nhân với các giám mục Nhật Bản để làm việc hướng tới việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân, bày tỏ nỗi buồn chân thành của chúng tôi đối với những trải nghiệm tàn khốc mà quốc gia của họ phải chịu đựng.”
Ước tính có khoảng 140.000 người đã thiệt mạng ở Hiroshima trong Thế chiến thứ hai khi Mỹ thả một quả bom nguyên tử vào ngày 6/8/1945, sau đó là quả bom nguyên tử thứ hai vào ngày 9/8/1945 xuống Nagasaki, khiến 74.000 người thiệt mạng. Những người sống sót, được gọi là “hibakusha”, phải đối mặt với vô số bệnh tật về thể chất và tâm lý, dẫn đến việc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện trước Hoa Kỳ và các đồng minh.
Trong thông cáo, Đức Tổng Giám mục Wester mời gọi hãy tiếp tục giáo dục bản thân, cầu nguyện cho hòa bình và kêu gọi việc giải trừ vũ khí hạt nhân có thể kiểm chứng, điều phản ánh giáo huấn Công giáo của chúng ta và là con đường cho lợi ích chung.”
Hồi tháng 5, cả hai Giám mục đã cùng với Đức Tổng Giám mục Peter Michiaki Nakamura của Nagasaki và Đức Giám mục Alexis Mitsuru Shirahama của Hiroshima gửi một lá thư cho các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 nhóm họp ở Hiroshima, kêu gọi họ thực hiện “các bước cụ thể” hướng tới việc chấm dứt việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hồng Thủy – Vatican News