Thư từ của các nhà truyền giáo Pháp tại Việt Nam được đăng online giúp nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XX

Nghe bài này

Viện Nghiên cứu Pháp-Á (IRFA) đã tạo một kho lưu trữ online tất cả thư từ trao đổi giữa Hội Thừa sai Paris và các nhà truyền giáo tại Việt Nam, để những người muốn nghiên cứu về lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ XX đầy biến động có thể tham khảo.

Trong năm qua, Hội Thừa sai Paris đã kiểm kê, lập danh mục và hiện nay đã đăng online 400 hộp tài liệu từ Bộ sưu tập Việt Nam, với các tài liệu về các công tác truyền giáo từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1975.

Các nhà nghiên cứu quan tâm đến lịch sử Việt Nam cũng có thể tham khảo kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Pháp-Á, đã mở cửa cho công chúng tại phòng đọc sách của trụ sở Hội Thừa sai Paris ở đường Rue du Bac ở Paris.

Hoạt động của Hội Thừa sai Paris tại Việt Nam

Hội Thừa sai Paris đã đến Việt Nam vào thế kỷ XVII. Năm 1662, Đức cha Pierre Lambert de La Motte trở thành Đại diện Tông tòa đầu tiên của Nam Kỳ.

Cha Louis Chevreuil là nhà truyền giáo châu Âu đầu tiên đến khu vực này vào ngày 26/7/1664. Cha François Deydier đến Bắc Kỳ năm 1666.

Đến năm 1790, chỉ có bốn nhà truyền giáo của Hội Thừa sai Paris tới Bắc Kỳ. Cách mạng Pháp và việc đóng cửa chủng viện ở Paris đã chấm dứt mọi hy vọng tăng số lượng các nhà truyền giáo cho đến năm 1815.

Vào nửa sau thế kỷ 19, sau Hiệp ước Huế và việc thành lập Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1887, các nhà truyền giáo đã có thể tổ chức lại.

Vào đầu thế kỷ 20, Hội Thừa sai Paris đã chuyển giao các trách nhiệm trong giáo hội cho các giáo sĩ người Việt ở địa phương.

Đến năm 1970, không có nhà truyền giáo nào của Hội Thừa sai Paris có mặt ở miền Bắc. Đến năm 1975, tất cả các nhà truyền giáo còn lại đều bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Hồng Thủy – Vatican News

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS