Trong bài phát biểu trước đại hội của Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về các Bí tích, phẩm giá con người, việc truyền giáo và những lời chúc lành (Fiducia).
ĐTC cám ơn các nhân viên vì “công việc cao quý” này, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng, trong cuộc cải cách Giáo triều Rôma năm 2022, ngài đã chia Thánh Bộ thành hai phần, một phần liên quan đến Tín lý và phần kia liên quan đến Kỷ luật.
Đức Thánh Cha nhắc lại chính chủ đề trước đây là điều mà ngài muốn đề cập đến trong bài chia sẻ của mình, và ngài đã đưa ra một số suy tư được xoay quanh ba từ: ‘Bí tích’, ‘phẩm giá’ và ‘đức tin’.
Tài liệu mới từ Thánh bộ Đức tin (DDF)
Từ đầu tiên mà Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến trong bài diễn văn của ngài là ‘Các Bí Tích’.
Ngài nói, các Bí tích “nuôi dưỡng và làm cho đời sống của Giáo hội phát triển”, do đó đòi hỏi “sự quan tâm đặc biệt” đối với những người quản lý chúng.
“Chúng ta hãy,” Đức Thánh Cha kêu gọi các nhân viên DDF, “hãy yêu quý và trân trọng vẻ đẹp cũng như sức mạnh cứu rỗi của các Bí tích!”
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô chuyển sang thảo luận về nhân phẩm, đồng thời lưu ý rằng DDF đang “làm việc trên một tài liệu về chủ đề này”.
Ngài nói: “Tôi hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp chúng ta, với tư cách là một Giáo hội, luôn gần gũi với tất cả những người, không phô trương, trong cuộc sống cụ thể hàng ngày, đấu tranh và đích thân trả giá để bảo vệ quyền lợi của những người đang bị coi thường.”
Loan báo Tin Mừng hôm nay
Chủ đề thứ ba của Đức Thánh Cha là đức tin, một chủ đề được ngài đề cập lâu nhất.
Ngài nói: “Chúng ta không thể che giấu sự thật rằng ở nhiều khu vực rộng lớn trên hành tinh, đức tin, như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, không còn là điều kiện tiên quyết hiển nhiên cho cuộc sống chung”.
Thật vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, đức tin thường “bị phủ nhận, bị chế nhạo, bị gạt ra ngoài lề và bị chế giễu”.
Vì thế, việc loan báo và truyền đạt đức tin trong thế giới ngày nay phải lưu ý đến một số yếu tố.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ rõ “các nền văn hóa đô thị mới, với nhiều thách thức nhưng cũng đặt ra những câu hỏi chưa từng có về ý nghĩa”, nhu cầu “việc hoán cải truyền giáo trong các cơ cấu Giáo hội”, và cuối cùng, “tính trung tâm của kerygma [‘lời rao giảng’] trong đời sống và trong sứ mệnh của Giáo hội.”
“Chính ở đây”, Đức Thánh Cha nói, “sự trợ giúp được mong đợi từ Bộ này”.
Phép lành mục vụ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục, “chính trong bối cảnh truyền giáo này mà ngài muốn đề cập đến Tuyên bố Fiducia supplicans gần đây.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh, mục đích của “các phép lành mục vụ và tự phát” được thảo luận trong Tuyên bố là để “thể hiện một cách cụ thể sự gần gũi của Chúa và Giáo hội đối với tất cả những ai đang thấy mình trong những hoàn cảnh khác nhau, xin được trợ giúp để tiếp tục – đôi khi để bắt đầu—một cuộc hành trình của đức tin.”
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh hai điểm.
Đầu tiên, ngài nói, “những phép lành này, ngoài bất kỳ bối cảnh và hình thức phụng vụ nào, không đòi hỏi phải có tình trạng hoàn hảo về mặt đạo đức”.
Thứ hai, ĐTC lưu ý, “khi một cặp vợ chồng tự nhiên tìm đến một linh mục và xin ngài chúc lành, vị linh mục ấy không chúc lành cho sự phối hợp mà chỉ đơn giản là chúc lành cho những người cùng nhau xin được chúc lành.”
“Không phải sự kết hợp,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “nhưng là những con người, một cách tự nhiên không biết đến bối cảnh, hoàn cảnh nhạy cảm, nơi họ sống, và những cách thức thích hợp nhất để thực hiện việc chúc lành…”.