Tạp chí The Pillar, ngày 1 tháng 3, 2024 đăng tải bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Cordileon của San Francisco về việc phải làm nhiều hơn nữa để ghi dấu chứng tá của những người Công Giáo anh hùng chống lại chế độ toàn trị ở các quốc gia như Nicaragua và Trung Quốc.
Nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone được đưa ra khi Viện Benedict XVI của Tổng Giáo phận San Francisco triển khai một dự án mới nhằm tưởng nhớ các vị tử đạo của Chủ nghĩa Cộng sản.
Trong suốt thế kỷ 20, nhiều Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đã phải chịu sự đàn áp dưới bàn tay của các chế độ toàn trị Marxist.
Cuộc đàn áp vẫn tiếp tục ngày nay ở các quốc gia như Trung Quốc và Nicaragua, nơi chính phủ đặt ra những hạn chế khắc nghiệt đối với việc thực hành đức tin và bỏ tù những người Công Giáo vì làm chứng cho tự do tôn giáo và phẩm giá con người.
Trong khi nhiều vị tử đạo này được tưởng niệm theo từng quốc gia, dưới các danh mục như “các vị tử đạo của Trung Quốc”, viện này nói rằng việc phân loại, mặc dù hợp lý, có xu hướng chôn vùi những điểm chung của các vị tử đạo này và các anh hùng khác: đó là những người đàn ông và đàn bà của đức tin đã đứng lên trước các hệ tư tưởng toàn trị từng lan rộng trên hoàn cầu trong thế kỷ 20 và 21.
Nói chuyện với The Pillar, Đức Tổng Giám Mục San Franciso Salvatore Cordileone giải thích lý do tại sao ngài thấy cần phải công nhận, tưởng nhớ và tôn vinh chứng tá của các vị tử đạo của Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới, và ngài nghĩ họ có thể dạy gì cho Giáo hội về việc chịu đựng sự bách hại.
Cuộc phỏng vấn này đã được chỉnh sửa để có độ dài và rõ ràng.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, ngài đang khởi động một dự án tưởng nhớ “Các vị Tử đạo của Chủ nghĩa Cộng sản”. Điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy như một chuyện của thế kỷ 20. Đây có phải là chuyện nhớ lại quá khứ hay không?
Quá khứ và hiện tại. Những hệ tư tưởng toàn trị Marxist này, chúng có những biểu hiện khác nhau, nhưng tất cả đều nói về việc nhà nước kiểm soát và đàn áp những người lên tiếng phản đối. Chủ nghĩa cộng sản là hình thức rõ ràng nhất và nó cũng có những hình thức khác.
Điều đó chắc chắn đang diễn ra trên thế giới ngày nay rất nhiều. Bạn thấy những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, những gì đang xảy ra ở Nicaragua. Nó vẫn còn ở với chúng ta ngày nay.
Và Đức Tổng Giám Mục có nghĩ rằng đây là điều có tác động đặc biệt đến Giáo hội, hay Giáo hội có vai trò đặc biệt trong việc làm chứng chống lại kiểu áp bức này?
Đó là cả hai.
Có một tác động đặc biệt đối với Giáo hội. Giáo hội luôn là mục tiêu của các chế độ này vì Giáo hội sẵn sàng lên tiếng cho những người không có tiếng nói và bảo vệ người nghèo. Và người nghèo có xu hướng có đức tin và họ tin tưởng vào Giáo hội.
Sức mạnh của đức tin có thể chịu đựng được, như Thánh Gioan Phaolô II đã chỉ cho chúng ta thấy, có thể lật đổ những chế độ tàn bạo này. Đó là điều cản trở những kẻ độc tài này nên họ luôn cố gắng hạ bệ Giáo hội.
Khi mọi người nói về “Chủ nghĩa Cộng sản” và các chế độ cộng sản, thuật ngữ này có thể trở thành hạn từ chung cho bất cứ điều gì liên quan đến các chính sách kinh tế cánh tả.
Nhưng Giáo hội phải nói gì về Chủ nghĩa Cộng sản thực sự và những biện pháp chữa trị thực sự cho người nghèo so với các loại chế độ mà Đức Tổng Giám Mục đang nêu bật?
Ở nước ta, chúng ta có những cuộc tranh luận về chính phủ lớn, chính phủ nhỏ, chính sách xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Câu trả lời của Giáo hội là tính bổ trợ. Mà chính những người ở cấp địa phương là những người nắm rõ tình hình nhất, có thể đưa ra những nhận định tốt nhất. Và vì vậy họ là những người cần được trao quyền để làm điều đó. Khi họ không thể làm được thì xã hội cao hơn sẽ hỗ trợ họ làm điều đó. Vì vậy, các gói cứu trợ trong thời kỳ COVID chẳng hạn, sẽ là một ví dụ về điều đó.
Tôi nghĩ đó là phản ứng của Giáo hội đối với vấn đề này. Đó không phải là chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa cá nhân. Mà là ý nghĩa của bổ trợ. Hãy để xã hội nào gắn kết nhất với người dân làm người chăm sóc và quản lý họ.
Về mặt phẩm giá con người và tình liên đới, theo ngài điều gì là chứng tá chính yếu của Giáo hội được Giáo hội cung ứng nhưng bị một chính phủ chẳng hạn theo phong cách Marxist không công nhận và không thể cung ứng?
Chứng tá đó là con người không tồn tại vì lợi ích của nhà nước – toàn bộ danh tính của họ không bị ràng buộc bởi bản sắc của nhà nước.
Ngoài ra, nếu trong giáo huấn xã hội, Giáo hội ủng hộ một loại nền kinh tế thị trường tự do có nguyên tắc thì đó là nền kinh tế có nguyên tắc. Nếu nó không bị ràng buộc bởi các nguyên tắc, thì điều đó cũng trở nên mất nhân tính khi cuối cùng nó cũng giống như việc con người được sử dụng như một phương tiện để đạt được mục đích. Chúng tôi làm bất cứ điều gì có thể để kiếm lợi nhuận.
Đáng buồn thay, chúng ta thấy điều đó đang xảy ra ở đất nước chúng ta ngày nay khiến bất cứ điều gì tạo ra lợi nhuận đều là những gì tốt và được thực hiện… Chúng ta thấy việc phá thai đã trở thành một ngành công nghiệp ở đất nước này – đó là ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la.
Chúng ta là những hữu thể tinh thần cũng như thể chất, nhưng chúng ta cũng là những hữu thể xã hội. Chúng ta thực hiện sự cứu rỗi của mình trong bối cảnh xã hội và nơi làm việc là một trong những nơi ưu tuyển để chúng ta làm điều đó, nơi chúng ta có thể sử dụng ý chí của mình, kỹ năng và sự chăm chỉ của chúng ta để không chỉ kiếm tiền nuôi gia đình mà còn đóng góp cho ích chung.
Khi nói đến các vị tử đạo của chủ nghĩa cộng sản trong Giáo hội, ngài đặc biệt nghĩ tới ai?
Ngài có vị thánh hay vị tử đạo cụ thể nào, hay lớp thánh hay vị tử đạo nào mà ngài đặc biệt sùng mộ không?
Hầu hết những người tôi nghĩ đến không phải là những người thực sự đã chết mà là những người bị bách hại nặng nề.
Một trong những anh hùng vĩ đại của tôi luôn là Cha Walter Ciszek. Tôi đã đọc những câu chuyện của ngài với Chúa và nước Nga. Ngài truyền cảm hứng cho tôi với những gì ngài đã trải qua.
Các giám mục và Hồng Y vĩ đại trong chế độ Xô Viết cũng như dưới thời Đức Quốc xã – Đức Quốc xã, chúng ta hãy nhớ, chúng ta thích gọi nó là một hệ tư tưởng “cánh hữu”, nhưng hãy nhớ rằng tên đầy đủ của nó là: chủ nghĩa xã hội quốc gia. Vì vậy, một lần nữa, về cơ bản nó giống nhau.
Vì vậy, những người như [Clemens] von Galen, Hồng Y Mindszenty, Karol Wojtyła, những người đó luôn là những anh hùng vĩ đại của tôi. Cách đây vài năm, tôi đã giảng về Cha Anton Lull, một linh mục người Albania. Tôi đã nghe ngài làm chứng tại Thính đường Phaolô VI vào năm 1996. Đó là năm Đức Gioan Phaolô kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục và ngài đã mời tất cả các linh mục trên thế giới được thụ phong năm đó cùng cử hành lễ này với ngài.
Một người bạn của tôi ở giáo phận nơi tôi học cũng học lớp đó nên ngài đã đến để tôi có thể tham dự những sự kiện này. Và đó là Cha Anton Lull, ngài được thụ phong linh mục vào năm 46, ngay trước Lễ Giáng Sinh. Ngài bị chế độ cộng sản ở Albania bắt và tống vào tù. Và đó là nơi ngài trải qua Giáng sinh thứ hai trong tư cách linh mục. Và trong khoảng 20 năm tiếp theo, phần lớn thời gian đó ngài bị biệt giam.
Những câu chuyện cá ngài chia sẻ thật khủng khiếp, nhưng ngài là một người có niềm vui lớn lao. Ngài bị đánh đập, bị bức hại, bị tra tấn. Về cơ bản, Ngài ngủ trong phòng tắm, tiêu tiêu trên sàn nhà. Sau đó, ngài nói rằng sau khi được thả, ngài tình cờ gặp một trong những lính canh đã bách hại ngài dọc đường, và ngài nói: “Tôi đã ôm lấy anh ta và tha thứ cho anh ta.”
Đây là những anh hùng đã luôn truyền cảm hứng cho tôi và đó là những người hiện lên trong đầu tôi khi bạn hỏi tôi nghĩ đến ai.
Ngài đã yêu cầu Viện Benedict XVI, một tổ chức do ngài thành lập, xem xét một dự án kéo dài nhiều năm, kể lại câu chuyện của những vị tử đạo này. Đây có phải là để khuyến khích lòng sùng đạo ngoan đạo? Hay nó cũng là về giáo dục công cộng?
Con biết có một cuộc thăm dò mà ngài đã trích dẫn gợi ý rằng khoảng 30% “Thế hệ Z” hiện có quan điểm ủng hộ chủ nghĩa Mác. Điều đó hẳn là đáng báo động đối với ngài.
Đó là điều đáng báo động. Hôm qua tôi vừa nghe một số thanh niên được phỏng vấn trên NPR về thái độ của họ, về những gì đang xảy ra trong thế giới chính trị. Và một trong những mối lo ngại là [chống lại] việc phụ huynh có tiếng nói trong những gì con họ được dạy ở trường. Vì vậy, vâng, nó đáng báo động đối với tôi.
Vì vậy, sự sùng đạo, đúng. Nhưng tôi muốn nói chủ yếu là về giáo dục. Chúng ta cần lưu giữ những ký ức này và chúng ta cần trân trọng những di sản này. Chúng ta không thể để những ký ức này chết đi được. Nếu không, như người ta thường nói, “Chúng ta nhất định phải lặp lại điều đó”.
Vì vậy, chúng ta muốn giữ cho nó tồn tại và chúng ta muốn tôn vinh họ. Đây là những anh hùng của đức tin. Và vâng, chúng tôi muốn giáo dục mọi người về điều này.
Ngài thấy chương trình giáo dục này đang hình thành như thế nào? Viện Benedict XVI chủ yếu là một trung tâm nghệ thuật và phụng vụ.
Đúng. Dù sao, chúng ta sẽ sử dụng tất cả các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Đầu tiên sẽ là Thánh lễ tôi cử hành tại Miami vào ngày 15 tháng 3.
Điều này có thể nói phát triển từ việc chúng tôi ủy nhiệm nó cho viện Benedict XVI như một Thánh lễ dành cho Người vô gia cư, được các cư dân của chúng tôi đề nghị. Sau đó, James Matthew Wilson, nhà thơ thường trực làm việc với chúng tôi, đã viết một bài thơ trở thành lời cho bài thánh ca kính các vị tử đạo ở Ukraine. Vì vậy, chúng tôi đã mở rộng dự án thành Thánh lễ cầu nguyện cho những người bị lãng quên – những người bị xã hội lãng quên, vì họ nghèo và bị ruồng bỏ, như người vô gia cư, hoặc họ bị chính phủ đàn áp, hoặc họ nghiện ma túy, hoặc bất cứ tình huống nào, đó là Thánh lễ cầu nguyện cho những người bị lãng quên. Và chúng tôi sẽ hát bài thánh ca này cho các vị tử đạo Ukraine trong thánh lễ đó.
Và đối với những người Công Giáo bị thu hút bởi tất cả những điều này, làm thế nào họ có thể ủng hộ hoặc tham gia vào những gì ngài đang làm?
Tôi muốn họ duy trì kết nối với Viện Benedict XVI của chúng tôi, chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Đây là lần ra mắt đầu tiên của toàn bộ dự án. Nhưng họ có thể lên mạng tại benedictinstitute.org và theo dõi tin tức về dự án “Tử đạo vì Chủ nghĩa Cộng sản” của chúng tôi.
Người ta có thể nghĩ thật kỳ lạ khi nhìn nó theo cách này, “Những người tử vì đạo của Chủ nghĩa Cộng sản”, nhưng đây mới là điều độc đáo, phải không? Giáo hội luôn phân loại các vị tử đạo theo quốc tịch của họ: các vị tử đạo Hàn Quốc, các vị tử đạo Việt Nam, các vị tử đạo Trung Quốc, các vị tử đạo Mexico. Nhưng điều này hơi khác một chút. Chúng tôi nhóm họ lại vì tất cả họ đều là nạn nhân của loại ý thức hệ đang bách hại Giáo hội và bách hại các nhà lãnh đạo trong Giáo hội, những vị sẵn sàng lên tiếng cho những người bị chế độ làm hại.
Những loại ý thức hệ Marxist khác nhau trong thế kỷ 20 và bây giờ là thế kỷ 21, nhưng đó là điểm chung của chúng.
Đó là di sản mà chúng ta cần ghi nhớ để tôn vinh và chúng ta cần noi gương dũng cảm của các ngài.