Bước theo Chúa trên con đường khổ giá

Nghe bài này

chuavacthapgia

Khi Con Thiên Chúa sinh xuống thế làm người, Ngài đã có một Maria đồng trinh, hiền lành, nhu mì làm Mẹ, một Giuse nghèo khó làm cha nuôi, một ngôi làng bé nhỏ Nadarét làm chốn ẩn thân, một nghề thợ mộc khiêm tốn nuôi thân.

Thế nhưng cuộc đời Ngài không êm ả như bao nhiêu người mở tưởng và Ngài lại kết thúc cuộc đời dương thế bằng cái chết thê thảm nhất: chịu xử án, chịu đánh đòn, chịu sỉ nhục và cuối cùng, chịu đóng đinh và chết trên cây thập ác.

Chẳng phải đợi đến phút cuối, mà ngay từ giây phút đầu tiên khi nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, Ngài đã “nộp mình vào tay người đời” để vẫn trung thành “nộp mình” theo thánh ý Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng: “Lạy Cha, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22, 42). Con đường Chúa Giêsu đi không phải là chọn lựa theo ý riêng mình mà “nộp mình” theo thánh ý Chúa Cha.

Tin Mừng hôm nay cho thấy Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài sẽ phải chịu ngay khi dân chúng và chính các môn đệ đang trầm trồ khen ngợi vẻ huy hoàng, vinh quang qua quyền năng của Đức Giêsu nơi các việc Ngài đã làm cho dân.

Ta được Giáo Hội cho đọc đoạn ghi nhận lời loan báo của Chúa Giêsu lần thứ hai về cuộc khổ nạn của Ngài để cứu chuộc nhân loại. Ðọc lại lời loan báo này, chúng ta ghi nhận sự kiện là Chúa Giêsu sử dụng ngôn ngữ của sách tiên tri Ðaniel chương 7,13 và áp dụng cho mình cách nói Con Người đến mạc khải về chính mình như là Ðấng Thiên Sai, Ðấng có nguồn gốc từ trên cao được sai xuống trần gian, và để lưu ý và sửa lại những lệch lạc trong quan niệm về một Ðấng Thiên Sai vinh quang.

Khi tiên báo lúc này, Đức Giêsu muốn các môn đệ hãy đi theo con đường hy sinh, từ bỏ và đón nhận đau khổ vì tình yêu thì sẽ đạt được hạnh phúc đích thực.

Khổ đau không bao giờ buông tha chúng ta. Chỉ có điều chúng ta đối đầu với chúng trong sự tiêu cực thì chính khổ đau sẽ vùi dập cuộc đời và nó sẽ làm cho chúng ta thất vọng.

Cuộc Khổ Nạn nằm trong chương trình cứu độ: đây là điều “cần thiết”, tức thuộc về kế hoạch của Thiên Chúa nhằm cứu độ loài người. Đây là phần thâm sâu nhất, mầu nhiệm nhất, “mới mẻ” nhất của tâm hồn Đức Giêsu và của sứ mạng Người. Nhưng đây cũng là lý do từ bao đời vẫn gây nên cớ vấp phạm: mầu nhiệm này vừa là cớ vấp phạm đối với thế giới Do Thái, và cũng là đề tài gây thắc mắc cho Giáo Hội tiên khởi cũng như cho Giáo Hội ngày hôm nay và ngày mai nữa. Đấy đã là vấn đề của sách Gióp: sau thời Lưu đày, Israel đã tự hỏi về ý nghĩa của “đức công chính” của Thiên Chúa. Nói cách khác, làm dân được tuyển chọn, dân của Thiên Chúa, làm đối tượng của tình yêu Người, nghĩa là gì? Nhờ mạc khải của Đức Giêsu, chúng ta thấy điều mà sách Gióp còn coi như một ngoại lệ (= đau khổ của người công chính), đã trở thành tiêu chuẩn: tình yêu của Thiên Chúa đi qua Thập giá.

Quy luật sống của người môn đệ được tổng hợp trong ba điểm: từ bỏ chính mình, vác thập giá mình và bước theo. Từ bỏ chính mình là bỏ đi cả những khát vọng, những đòi hỏi chính đáng của mình để nhận lấy khát vọng và đòi hỏi của người khác. Vác thập giá mình là từ bỏ những tiện nghi thoải mái và cả mạng sống mình vì muốn theo Đức Giêsu và thi hành sứ mạng của Ngài. Bước theo là bắt chước phong thái của Thầy, lập lại những chọn lựa của Thầy, nghĩa là nối tiếp công trình mà Thầy đã bắt đầu với biết bao hy sinh đau khổ.

Thập giá là một vinh dự, vinh quang, tức là, theo cách nói của Phaolô, như một sự bảo đảm làm cho ta vui mừng và biết ơn. Trong đức tin, ta được hưởng nhờ sự bảo đảm này, và bày tỏ tâm tình ca ngợi, tạ ơn. Từ nay, chúng ta phải nói như Phaolô: “Ước gì tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài Thập giá Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Gl 6,14).

Và nếu chúng ta đón nhận nó trong lòng mến Chúa và sứ vụ thì sẽ bình an và đôi khi hạnh phúc hiện lên từ những gian nan khốn khổ. Bởi lẽ, theo niềm tin của người Công Giáo thì: “Qua đau khổ mới được vào vinh quang”.

Chúa Giêsu nhắc đến việc Con Người bị nộp vào tay người đời. Chúa Giêsu mạc khải một Ðấng Thiên Sai chịu đau khổ, một Ðấng Thiên Sai là người Tôi Tớ của Thiên Chúa chịu đau khổ như được nhắc đến trong sách tiên tri Isaia. Phúc Âm ghi lại phản ứng của các tông đồ lúc đó là các ngài không hiểu ý nghĩa Chúa muốn nói, tuy nhiên các ngài có trực giác trước một điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra cho Chúa và cả cho các ngài nữa, bởi vì trước đó, trong lần tiên báo về cuộc khổ nạn của mình tại Giêrusalem, Chúa Giêsu nhắc đến điều kiện cần phải vác thập giá để theo Chúa. Linh tính trước có điều quan trọng sắp xảy đến mà các ông không hiểu nên các ông lo sợ, lo sợ nhưng lại e ngại không dám hỏi Chúa Giêsu.

Ngày hôm nay, chúng ta cũng có thể hành sự như các tông đồ ngày xưa, chúng ta không hiểu được mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô trong đời sống chúng ta, không hiểu được mầu nhiệm thập giá trong cuộc đời của Chúa cũng như trong cuộc đời của chính mình. Không hiểu, chúng ta ngại không dám tiến tới, không dám tiếp tục con đường theo Chúa, ngại ngùng trước việc tìm hiểu biết Chúa, ngại ngùng lên tiếng xin Chúa trợ giúp cho ta hiểu biết Ngài trong việc cầu nguyện và tiếp xúc với lời Chúa và đến với Chúa trong bí tích Thánh Thể. Chúng ta hãy khiêm tốn và tin tưởng đến với Chúa và xin Ngài mạc khải cho chúng ta được hiểu về Ngài mỗi ngày một sâu rộng hơn.

Khi loan báo cuộc khổ nạn của Ngài, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Ngài hãy đối đầu với khổ đau, nếu khổ đau là thành phần thiết yếu của cuộc sống. Vấn đề không phải là chối bỏ hiện thực của khổ đau hay tìm cách tránh né khổ đau, mà là đối đầu với nó. Chúa Giêsu đã vạch ra cho chúng ta cách thế đối đầu với khổ đau, đó là chấp nhận khổ đau với tình yêu. Ðau khổ mà không có tình yêu thì chỉ là hỏa ngục mà thôi.

Với tất cả những điều đó, ta thấy vấn đề của con người đều được gắn liền với khổ đau. Vì không muốn chấp nhận khổ đau mà con người gây ra bao nhiêu tội ác, vì không muốn hy sinh mà một người mẹ đang tâm giết đứa con trong lòng mình, vì không muốn thấy người thân đau khổ mà người ta giết họ một cách êm dịu, vì không muốn đối đầu với thực tại khổ đau mà người ta tìm quên trong men rượu, ma túy và mọi thứ kích thích khác: hỏa ngục là như thế đó.

Chúa Giêsu đã đón nhận khổ đau, Ngài đã biến khổ đau thành hiến lễ tình yêu, do đó khổ đau đã trở thành nguồn ơn cứu thoát cho nhân loại. Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy vác lấy thập giá mình mà đi theo Ngài. Mỗi ngày có nỗi khổ riêng của ngày đó, hạnh phúc hay không, bình an hay không, là tùy con người có biết đón nhận khổ đau với tình yêu hay không.

Giữa muôn nghìn khổ đau và thử thách của cuộc sống, ta lại xin Chúa cho ta đón nhận tất cả với lòng tin yêu, phó thác và cảm tạ tình yêu Chúa.

Huệ Minh

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

Toàn văn bức thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết cho người Công Giáo Thánh Địa

Kathleen N. Hattrup, trên Aleteia ngày 27/03/24, tường trình nội dung bức thư của Đức Phanxicô gửi các Kitô hữu...
Read More
Toàn văn bức thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết cho người Công Giáo Thánh Địa

Phỏng vấn ĐHY Tomasi về những giải pháp cho những cuộc chiến đang diễn ra

Đức Hồng Y Silvano Maria Tomasi, nguyên Quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại trụ sở của Liên...
Read More
Phỏng vấn ĐHY Tomasi về những giải pháp cho những cuộc chiến đang diễn ra

Tổng Giám mục của Seoul: Lễ Phục Sinh nhen nhóm hy vọng thống nhất Triều Tiên

Trong sứ điệp Phục Sinh được công bố ngày 25/3/2024, Đức Tổng Giám mục Peter Chung Soon-taick của Seoul nói...
Read More
Tổng Giám mục của Seoul: Lễ Phục Sinh nhen nhóm hy vọng thống nhất Triều Tiên

ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân nữ tại nhà tù Rebibbia

Vào lúc 4 giờ chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh lễ...
Read More
ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân nữ tại nhà tù Rebibbia

Trong năm 2023 có gần 5 triệu người viếng thăm Đền thờ Thánh Gia ở Barcelona

Trong năm 2023, số tín hữu hành hương và du khách đến thăm Đền thờ Sagrada Familia (Thánh Gia) ở...
Read More
Trong năm 2023 có gần 5 triệu người viếng thăm Đền thờ Thánh Gia ở Barcelona

Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá tại Colosseo

Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo rằng các bài suy niệm cho buổi ngắm Đàng Thánh Giá tại đấu...
Read More
Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá tại Colosseo

Đức Thánh Cha khích lệ các tù nhân đừng lo sợ, hãy tiến về phía chân trời

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video tới các tù nhân của nhà tù Quatre Camins, mời gọi họ kiên...
Read More
Đức Thánh Cha khích lệ các tù nhân đừng lo sợ, hãy tiến về phía chân trời

ĐTC Phanxicô nói với các tín hữu Thánh Địa: Chúng tôi không để anh chị em đơn độc

Nhân dịp lễ Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã gửi thư cho các tín hữu Công giáo ở Thánh Địa...
Read More
ĐTC Phanxicô nói với các tín hữu Thánh Địa: Chúng tôi không để anh chị em đơn độc

Tiếp kiến chung 27/3/2024: Nhẫn nại là chứng tá thuyết phục về tình yêu của Chúa Kitô

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư Tuần Thánh, ngày 27/3/2024, Đức Thánh Cha...
Read More
Tiếp kiến chung 27/3/2024: Nhẫn nại là chứng tá thuyết phục về tình yêu của Chúa Kitô

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, người thúc đẩy đối thoại với Đức Phanxicô, từ chức

Bản tin của AsiaNews ngày 20/03/20024 cho hay: Tin đồn gần đây đã được xác nhận: Đảng Cộng sản Việt...
Read More
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, người thúc đẩy đối thoại với Đức Phanxicô, từ chức

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS