Trong thông cáo báo chí, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện cho rằng những tiến bộ đáng chú ý đạt được trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang có một tác động ngày càng sâu sắc đến hoạt động của con người, đời sống cá nhân và xã hội, chính trị và kinh tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi một cuộc đối thoại cởi mở về ý nghĩa của những công nghệ mới này, những công nghệ có tiềm năng đột phá và những tác động mâu thuẫn. Ngài nhắc lại sự cần thiết phải cảnh giác và hành động để lý luận bạo lực và phân biệt đối xử không bén rễ trong việc sản xuất và sử dụng các thiết bị như vậy, gây thiệt hại cho những người yếu đuối và bị loại trừ: bất công và bất bình đẳng châm ngòi cho xung đột và đối kháng.
Việc định hướng khái niệm và việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệm, để chúng có thể phục vụ nhân loại và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta đang là vấn đề cấp bách. Sự đòi hỏi về đạo đức phải được mở rộng sang lĩnh vực giáo dục và luật pháp. Việc bảo vệ phẩm giá con người và quan tâm đến tình huynh đệ một cách hữu hiệu đối với toàn thể gia đình nhân loại là những điều kiện thiết yếu cho sự phát triển công nghệ để góp phần thăng tiến công lý và hòa bình trên thế giới.
Với sứ điệp được công bố vào tháng 12/1967, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập Ngày Thế giới Hoà bình. Ngày này được cử hành lần đầu tiên vào tháng 01/1968.
Vatican News