Cuộc tử đạo của người Công giáo ở Rwanda năm 1994

Nghe bài này

Tại Rwanda, vào năm 1994, đã xảy ra cuộc tàn sát khủng khiếp với con số nạn nhân lên tới một triệu trong tổng số dân vào thời điểm đó là 6.733.000 người. Ngay cả Giáo hội Công giáo cũng không tránh khỏi làn sóng bạo lực, trong số các nạn nhân có tới 44% là người Công giáo.

Trách nhiệm của Giáo hội

Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương vào Chúa nhật 15/5/1994, Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh: “Đây là một cuộc diệt chủng thực sự, và thật đáng tiếc người Công giáo cũng phải chịu trách nhiệm”. Và ngài cảnh báo: “Một lần nữa tôi kêu gọi lương tâm của tất cả những ai lên kế hoạch và thực hiện những cuộc thảm sát này. Họ đang đưa đất nước tới vực thẳm. Mọi người phải trả lời về tội ác của mình trước lịch sử và trên hết trước Thiên Chúa”.

Dịp Đại Năm Thánh 2000, trong khi cử hành phụng vụ, các Giám mục Rwanda đã dâng lên Chúa lời cầu xin tha thứ cho những tội lỗi mà người Công giáo đã phạm trong cuộc diệt chủng. Vào ngày 04/02/2004, mười năm sau vụ bạo lực huynh đệ tương tàn, các Giám mục Rwanda đã công bố một sứ điệp, mời gọi các tín hữu “đừng quên những gì đã xảy ra, và do đó củng cố sự thật, công lý và sự tha thứ”. Các Giám mục viết: “Chúng tôi rất đau buồn vì đã là những chứng nhân bất lực trong khi đồng bào chúng ta phải chịu những cái chết đê hèn, bị tra tấn dưới cái nhìn thờ ơ của cộng đồng quốc tế; chúng tôi cũng bị tổn thương sâu sắc trước sự tham gia của một số tín hữu vào các vụ giết người”. Các vị mục tử cám ơn Thánh Gioan Phaolô II vì sự gần gũi của ngài trong cuộc diệt chủng và tiếng kêu cứu của ngài trước cộng đồng quốc tế. Nhớ đến các vụ thảm sát, hậu quả của sự độc ác không gì sánh được, các Giám mục đã mời gọi mọi người xây dựng sự hiệp nhất của người dân Rwanda, kêu gọi sự đóng góp để bảo vệ sự thật và công lý, và cầu xin Thiên Chúa tha thứ.

Trong ngày kết thúc “Năm Thánh Lòng Thương Xót” (08/12/2015 -20/11/2016), các Giám mục cũng đã công bố một thư được đọc trong tất cả các nhà thờ, vì một “tội” mới mà mà các Kitô hữu đã phạm trong thời diệt chủng. Như Đức cha Philippe Rukamba, Giám mục Butare Chủ tịch Hội đồng Giám mục Rwanda giải thích: “Tại Rwanda, chúng ta không thể nói về lòng thương xót nếu không nói về nạn diệt chủng”. Thư nhắc lại việc lên án tội ác diệt chủng chống lại người Tutsi vào năm 1994 cũng như mọi hành động và hệ tư tưởng liên quan đến phân biệt đối xử trên cơ sở sắc tộc. Trong chuyến thăm của tổng thống Rwanda Paul Kagame với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican, vào ngày 20/3/2017, chuyến thăm đầu tiên sau cuộc diệt chủng, Đức Thánh Cha “đã bày tỏ đau buồn sâu sắc của Tòa Thánh và của Giáo hội đối với nạn diệt chủng chống người Tutsi, một lần nữa đã cầu xin Thiên Chúa tha thứ vì những tội lỗi và thiếu sót của Giáo hội cũng như các thành viên của Giáo hội đã chịu thua trước hận thù và bạo lực, phản bội chính sứ vụ loan báo Tin Mừng”.

Các nạn nhân là nhân viên mục vụ

Theo dữ liệu do hãng tin Fides của Bộ Loan báo Tin Mừng thu thập, trong cuộc diệt chủng này có 248 nhân viên mục vụ của Giáo hội là nạn nhân: khoảng 15 người chết do bị ngược đãi và thiếu chăm sóc y tế, và cả những người biến mất không bao giờ được nhắc lại và do đó được coi là đã bị giết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, danh sách này chưa đầy đủ, trước hết vì chỉ đề cập đến các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân thánh hiến; trong khi số người bị giết còn có cả chủng sinh, tập sinh các dòng tu và một số đông các giáo dân, như các giáo lý viên, các thừa tác viên phụng vụ, nhân viên bác ái, thành viên của các hiệp hội, những người đóng vai trò quan trọng trong Giáo hội như các bạn trẻ. Trong nhiều trường hợp, ngay cả các giáo phận cũng không có các thông tin về những người làm việc thường xuyên trong các cộng đoàn xa xôi khó tiếp cận. Hơn nữa, vào năm 1994, các phương tiện thông tin hiện đại chưa có sẵn để cập nhật các dữ liệu.

Theo hãng tin Fides, ở Rwanda, năm 1994, số các thành viên Giáo hội bị giết gồm: 3 Giám mục, 103 linh mục, 47 tu sĩ nam, 65 nữ tu, 30 nữ giáo dân thánh hiến.

Các chứng từ

Kỷ niệm 30 năm cuộc diệt chủng ở Rwanda, hãng tin Fides trình bày một số chứng từ của thời bi thảm. Ngoài những hành động tàn bạo mà một số người Công giáo đã tham gia, những hành động anh hùng của các thành viên Giáo hội Công giáo đã được ghi nhận qua việc hy sinh mạng sống để cứu người khác.

Ba Giám mục bị giết ở Kabgayi: “Dù có chuyện gì xảy ra, chúng tôi sẽ ở lại đây”

Ngày 05/6/1994, ở Kabgayi, ba Giám mục đã bị sát hại cùng với một nhóm linh mục khi các vị đang đồng hành giúp đỡ và an ủi những người dân phải di dời, kiệt sức vì bạo lực. Đó là Đức Tổng Giám Mục Vincent Nsengiyumva của Kigali; Đức cha Thaddee Nsengiyumva, Giám mục Kabgayi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Rwanda; và Đức cha Joseph Ruzindana, Giám mục Byumba. Trong một lá thư viết vài ngày trước khi qua đời, ngày 31/5, các vị mục tử xin Tòa Thánh và cộng đồng quốc tế tuyên bố Kabgayi là một “thành phố trung lập”: 30.000 người di tản đã tập trung ở đây, cả người Hutu và người Tutsi, những người đã tìm được nơi ẩn náu trong các cơ sở Công giáo mở ra cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt, như toà giám mục, giáo xứ, tu viện, trường học và một bệnh viện lớn.

Các Giám mục viết trong thư kêu gọi: “Dù có chuyện gì xảy ra, chúng tôi sẽ ở lại đây, để bảo vệ người dân và những người phải di tản”. Có cơ hội trốn thoát nhưng các mục tử vẫn ở lại đó vì nghĩ rằng sự hiện diện của mình cách nào đó sẽ bảo vệ tất cả mọi người, kể cả những người tị nạn. Với sự quyết tâm này các vị đã bị giết cùng với 10 tu sĩ và nhiều người khác.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong sứ điệp ngày 09/6/1994 gửi người Công giáo Rwanda: “Cầu mong các Mục tử cùng với rất nhiều anh chị em khác, những người đã ngã xuống trong các cuộc xung đột, được sự bình an vĩnh cửu trong Nước Trời, một sự bình an mà họ đã bị từ chối ngay trên mảnh đất thân yêu của mình. Xin Chúa ở cùng các cộng đoàn giáo phận bị mất các Giám mục và nhiều linh mục, gia đình các nạn nhân, những người bị thương, những trẻ em bị tổn thương, những người tị nạn. Xin tất cả người dân Rwanda cũng như những người có trách nhiệm với quốc gia ngay lập tức làm mọi điều có thể để con đường hòa hợp và tái thiết đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng này được mở ra”.

Các nhà truyền giáo: giữa sự tàn bạo, hoa trái đức tin cũng nảy sinh

Cha Jozef Brunner, thuộc Dòng Thừa sai châu Phi, quen gọi là các Cha dòng Trắng, đã chia sẻ chứng từ của một tu sĩ cùng dòng, người đã nhiều năm điều hành trung tâm đào tạo các lãnh đạo cộng đoàn Kitô giáo ở Butare: Tai và mắt của các nhà báo không nhận thấy gì cả: đức tin đã bén rễ và sống sâu sắc bởi các Kitô hữu, từ những người đơn sơ nhất đến những người có học, bởi các quan chức, những người lính đã hy sinh mạng sống vì người khác. Cùng với mức độ tàn bạo đã gây ra, những hành động anh hùng đích thực cũng phát triển mạnh mẽ. Chắc chắn Giáo hội đã ở trong tầm ngắm của bạo lực: sứ điệp hòa bình và hiệp nhất của Giáo hội là một trở ngại đối với những kẻ cực đoan. Nếu không thì không thể giải thích tại sao 4 đến 6 ngàn người trú ẩn trong nhà thờ lại bị thảm sát mà không phải những người tập trung ở các tòa thị chính. Một số linh mục đã bị giết khi cố gắng cứu những người này. Trên truyền hình, tôi thấy tám học sinh của tôi đang tắm rửa và chăm sóc một số trẻ bị bỏ rơi: bằng cách này, các học sinh của tôi đã trở thành thầy của tôi.

Các nữ tu dòng Trắng cũng chia sẻ kinh nghiệm bằng những lời này: “Chúng tôi đã chứng kiến sự bình an của Thiên Chúa và sự đón nhận hoàn toàn thánh ý Người, được thể hiện qua những người bị dẫn đến cái chết như chiên con bị đem đi làm thịt”.

Đức tin của cô Maria Teresa: Chúng ta sẽ gặp lại nhau trên Thiên đường

Cô Maria Teresa người Hutu dạy học ở Zaza. Chồng cô Emmanuel là người Tutsi, một công nhân lành nghề tại trường Zaza. Họ có 4 người con, 3 trai và một gái. Chúa nhật ngày 10/4/1994, Emmanuel cùng con trai lớn đi ẩn náu. Maria Teresa nói: “Vào tối thứ Hai, họ quay lại để nói lời tạm biệt với chúng tôi”. Thực tế, vào ngày 12/4, họ đã bị xác định danh tính và bị tàn sát. Maria Teresa biết được tin này khi cô đang ở cùng bố mẹ, nơi cô ẩn náu cùng các con sau khi ngôi nhà bị cướp phá của họ. Ngày 14/4, 4 người đàn ông đến tìm các con trai của cô để giết.

Maria Teresa cảm thấy phải chuẩn bị cho các con: “Các con, trong lúc này người ta thật xấu, họ đã làm cho cha và anh Olivier của các con phải chết. Chắc chắn họ sẽ tìm các con, nhưng đừng sợ. Các con sẽ đau khổ một chút nhưng sau đó con sẽ được đoàn tụ với cha và Olivier, vì còn có một cuộc sống khác với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, chúng ta sẽ gặp lại nhau và chúng ta sẽ rất hạnh phúc”. Cùng ngày, họ đến tìm hai trẻ và những người chứng kiến vụ việc đều chứng minh rằng các em rất dũng cảm và bình tĩnh.

Sơ Felicitas: Đã đến lúc làm chứng

Sơ Felicitas người Hutu và là nữ tu Phụ tá Tông đồ ở Gisenyi. Sơ và các nữ tu khác chào đón những người tị nạn Tutsi vào cộng đoàn. Người anh, một đại tá quân đội ở Ruhengeri, biết sơ đang gặp nguy hiểm, đã yêu cầu sơ rời đi và nhờ đó thoát khỏi cái chết. Nhưng nữ tu trả lời bằng thư rằng thà chết cùng 43 người mà sơ phải chịu trách nhiệm hơn là tự cứu mình. Sau đó sơ tiếp tục cứu hàng chục người bằng cách giúp họ vượt biên.

Vào ngày 21/4, dân quân đến tìm và đưa sơ cùng các chị em lên một chiếc xe tải, hướng đến nghĩa trang. Sơ Felicitas động viên các chị em: “Đã đến lúc làm chứng”. Trên xe tải họ hát và cầu nguyện. Tại nghĩa trang, nơi các ngôi mộ tập thể đã sẵn sàng, những người dân quân lo sợ cơn thịnh nộ của đại tá đã cho sơ Felicitas cơ hội, ngay sau khi đã giết tất cả 30 nữ tu Phụ tá Tông đồ, nhưng sơ trả lời: “Tôi không còn lý do gì để sống nữa sau khi các ông giết chị em tôi”. Sơ Felicitas trở thành nạn nhân thứ 31.

Cử hành Thánh lễ mở tay ngay tại nơi gia đình bị sát hại

Cha Gakirage đã cử hành Thánh lễ mở tay tại chính nơi mà các anh em của ngài đã bị giết. Dưới đây là câu chuyện cha kể về cuộc đời và những khoảnh khắc trước khi được thụ phong linh mục:

Tôi sinh ra ở Musha, gần Kigali, thủ đô của Rwanda, vào ngày 14/11/1960, trong một gia đình đông con và thực hành đạo thường xuyên thuộc bộ lạc Tutsi. Ngay khi còn nhỏ, tôi đã luôn cảm thấy có một sự lôi cuốn đối với đời sống dâng hiến và truyền giáo. Khi còn ở tiểu chủng viện, thử thách đầu tiên đã đến với tôi: cuộc xung đột nổ ra giữa người Hutu và người Tutsi, và nhiều bạn cùng chí hướng đã bị giết. Tôi không cảm thấy yên lòng trong chủng viện vì trong khi người ta giết nhau bên ngoài, tôi có cảm tưởng các linh mục chưa tố cáo đủ những điều xấu này. Tôi đặt câu hỏi về ơn gọi linh mục và rời chủng viện, và đến Uganda để học các môn khác. Khi chuẩn bị vào chuyên ngành Y, tôi cảm nhận sâu sắc tiếng gọi của Chúa Giêsu. Tôi vào dòng Comboni và năm 1990, xong tập viện, tôi sang Peru học thần học. Bốn năm sau tôi trở về quê hương để chuẩn bị thụ phong linh mục. Lẽ ra lễ chịu chức diễn ra ở quê hương, nhưng khi đi qua Roma, tôi được biết gia đình đã bị một nhóm lính Hutu sát hại. Điều này xảy ra vào đêm trước ngày tôi thụ phong và đã thay đổi mọi sự. Sau tin buồn, không thể trở lại Rwanda, tôi tiếp tục đến Uganda, và được thụ phong linh mục tại đây.

Muốn biết có người thân nào trong gia đình tôi đã được cứu hay không, ngay trong ngày thụ phong tôi đã cố gắng vượt biên và đến Rwanda. Hành trình của tôi sẽ không thể thực hiện nếu không có sự quan phòng của Chúa.Thực tế, tại biên giới tôi đã được hộ tống bởi phái đoàn của Đức Hồng Y Roger Etchegaray, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình đến thăm chính thức Rwanda thay mặt Đức Giáo Hoàng.

Ngày hôm sau, một số người lính tháp tùng tôi đến Musha. Ở trong thị trấn bị chiến tranh tàn phá và hoang tàn, mong muốn đầu tiên của tôi là được cử hành Thánh lễ mở tay giữa những đống đổ nát đó. Thật đau đớn khi nghĩ rằng nơi tôi đang đứng cũng chính là nơi mà các anh chị em cũng như 30 thanh niên Tutsi đã bị sát hại. Khi nghĩ rằng sẽ không tìm thấy bất kỳ thành viên nào trong gia đình còn sống, một nỗi buồn sâu sắc ập đến trong tôi. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là nhìn xa hơn tảng đá dùng làm bàn thờ, tôi thấy ba em bé: hai bé gái của một người chị và một bé trai của một người chị họ. Các em là những người sống sót duy nhất của một bộ tộc mà trước ngày 06/4/1994 chỉ có 300 người. Tôi vô cùng xúc động và không thể cầm được nước mắt. Tôi bình tĩnh, ngẩng đầu lên tiếp tục dâng lễ tạ ơn Chúa vì phép lạ ba trẻ đó vẫn sống sót.

Trong bài giảng đầu tiên, tôi đã nói về sự phục sinh. Đó không phải là những lời nói suông hay những lời thương xót. Tôi đã nói về sự phục sinh của chúng ta, tôi đã nói rằng chúng ta là sự phục sinh của mình. Thật sự rất khó để liên tưởng đến thực tế này giữa quá nhiều cái chết và sự hủy diệt. Nó giống như ngọn nến yếu ớt mà cơn gió bão cố gắng dập tắt.

Đức tin của cô Maria Teresa: Chúng ta sẽ gặp lại nhau trên Thiên đường

Cô Maria Teresa người Hutu dạy học ở Zaza. Chồng cô Emmanuel là người Tutsi, một công nhân lành nghề tại trường Zaza. Họ có 4 người con, 3 trai và một gái. Chúa nhật ngày 10/4 Emmanuel cùng con trai lớn đi ẩn náu. Maria Teresa nói: “Vào tối thứ Hai, họ quay lại để nói lời tạm biệt với chúng tôi” Thực tế, vào ngày 12/4, họ đã bị xác định danh tính và bị tàn sát. Maria Teresa biết được tin này khi cô đang ở cùng bố mẹ, nơi cô ẩn náu cùng các con sau khi ngôi nhà của họ bị cướp phá. Ngày 14/4, 4 người đàn ông đến tìm các con trai của cô để giết.

Maria Teresa cảm thấy phải chuẩn bị cho các con: “Các con, trong lúc này người ta thật xấu, họ đã làm cho cha và anh Olivier của các con phải chết. Chắc chắn họ sẽ tìm các con, nhưng đừng sợ. Các con sẽ đau khổ một chút nhưng sau đó con sẽ được đoàn tụ với cha và Olivier, vì còn có một cuộc sống khác với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, chúng ta sẽ gặp lại nhau và chúng ta sẽ rất hạnh phúc”. Cùng ngày, họ đến tìm hai trẻ và những người chứng kiến ​​vụ việc đều chứng minh rằng các em rất dũng cảm và bình tĩnh.

Sơ Felicitas: Đã đến lúc làm chứng

Sơ Felicitas người Hutu và là Phụ tá Tông đồ ở Gisenyi. Sơ và các nữ tu khác chào đón những người tị nạn Tutsi vào cộng đoàn. Người anh, một đại tá quân đội ở Ruhengeri, biết sơ đang gặp nguy hiểm, đã yêu cầu sơ rời đi và nhờ đó thoát khỏi cái chết. Nhưng nữ tu trả lời bằng thư rằng thà chết cùng 43 người mà sơ phải chịu trách nhiệm hơn là tự cứu mình. Sau đó sơ tiếp tục cứu hàng chục người bằng cách giúp họ vượt biên.

Vào ngày 21/4, dân quân đến tìm và đưa sơ cùng các chị em lên một chiếc xe tải, hướng đến nghĩa trang. Sơ Felicitas động viên các chị em: “Đã đến lúc làm chứng”. Trên xe tải họ hát và cầu nguyện. Tại nghĩa trang, nơi các ngôi mộ tập thể đã sẵn sàng, những người dân quân lo sợ cơn thịnh nộ của đại tá đã cho sơ Felicitas cơ hội, ngay sau khi đã giết tất cả 30 nữ tu Phụ tá của Tông đồ, nhưng sơ trả lời: “Tôi không còn lý do gì để sống” nữa sau khi các ông giết chị em tôi”. Sơ Felicitas trở thành nạn nhân thứ 31.

Các nhà truyền giáo: giữa sự tàn bạo, hoa trái đức tin cũng nảy sinh

Cha Jozef Brunner, thuộc Dòng Thừa sai châu Phi, quen gọi là các Cha dòng Trắng, đã chia sẻ chứng từ của một tu sĩ cùng dòng, người đã nhiều năm điều hành trung tâm đào tạo các lãnh đạo cộng đồng Kitô giáo ở Butare: Tai và mắt của các nhà báo không nhận thấy gì cả: đức tin đã bén rễ và sống sâu sắc bởi các Kitô hữu, từ những người đơn sơ nhất đến những người có học, bởi các quan chức, những người lính đã hy sinh mạng sống vì người khác. Cùng với mức độ tàn bạo đã gây ra, những hành động anh hùng đích thực cũng phát triển mạnh mẽ. Chắc chắn Giáo hội đã ở trong tầm ngắm của bạo lực: sứ điệp hòa bình và hiệp nhất của Giáo hội là một trở ngại đối với những kẻ cực đoan. Nếu không thì không thể giải thích tại sao 4 đến 6 ngàn người trú ẩn trong nhà thờ lại bị thảm sát mà không phải những người tập trung ở các tòa thị chính. Một số linh mục đã bị giết khi cố gắng cứu những người này. Trên truyền hình, tôi thấy tám học sinh của tôi đang tắm rửa và chăm sóc một số trẻ bị bỏ rơi: bằng cách này, các học sinh của tôi đã trở thành thầy của tôi.

Vatican News

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS