Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha đã khen ngợi những nỗ lực đối thoại giữa tổ chức Centesimus Annus Pro Pontifice và các đại diện trong lĩnh vực tài chính của Ý, nhằm duy trì một cuộc đối thoại “giữa tài chính, chủ nghĩa nhân văn và tôn giáo”.
Ngài nhấn mạnh rằng những người tham gia các cuộc đối thoại này đã tự đặt ra cho mình “một nhiệm vụ cao cả: kết hợp tính hiệu quả với tính bền vững toàn diện, sự hòa nhập và đạo đức”, biến giáo huấn xã hội của Giáo hội thành “la bàn” của họ.
Để điều này thực sự xảy ra, Đức Thánh Cha giải thích rằng cần phải có khả năng “quan sát cách hoạt động của tài chính, vạch trần những điểm yếu và nghĩ ra các biện pháp khắc phục cụ thể”.
Ngài chỉ rõ rằng kiến thức về các quy trình tài chính đồng thời đòi hỏi trách nhiệm “tìm ra cách giảm bớt sự bất bình đẳng” và nhắc lại rằng “một cuộc cải cách tài chính không bỏ qua vấn đề đạo đức sẽ đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ thái độ của các nhà lãnh đạo chính trị”.
Ngài cũng đảm bảo rằng cần phải làm việc trên ba cấp độ: suy nghĩ, cụ thể và đánh giá cao những điều tốt đẹp, cũng như không bao giờ đánh mất tính cụ thể, “vì số phận của những người nghèo nhất, của những người đang đấu tranh để tìm ra phương tiện cho một cuộc sống xứng đáng.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đặt hy vọng rằng các trung tâm tài chính khác sẽ tiếp tục đi trên con đường do các chuyên gia này khởi xướng, “thúc đẩy một mô hình đối thoại có khả năng lan rộng và tạo ra một sự thay đổi mô hình”. Ngài nói thêm: “Một nền văn hóa mới là cần thiết, có khả năng đáp ứng đủ đạo đức, văn hóa và tâm linh cách vững chắc”. Cuối cùng, ngài khuyến khích họ “tiếp tục và truyền bá phương pháp và phong cách này” và nhấn mạnh rằng “đối thoại luôn là cách tốt nhất”.
Hồng Thủy – Vatican News