Đức Hồng y Zen thấy có hy vọng về quan hệ Tòa Thánh – Trung Quốc

Nghe bài này

JosephZenZe-kiunCác viện sĩ và luật sư thúc giục Bắc Kinh tôn trọng quyền tự do tôn giáo sau các vụ đập phá nhà thờ và bắt giam Kitô hữu gần đây, cùng lúc Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun nói về tổn hại mà chế độ hiện nay gây ra cho Kitô hữu.

 


Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Register, đức giám mục danh dự của Hồng Kông lên án nạn tham nhũng và những hạn chế trong tự do tôn giáo tại Trung Quốc, nhưng nói ngài “hoàn toàn tin tưởng” Đức Thánh cha Phanxicô sẽ có hướng dẫn rõ ràng cho Giáo hội trong nước này.


Hôm 29-4, Đức Hồng y Zen nói về mối quan hệ giữa tự do kinh tế và tự do tôn giáo tại hội nghị Học viện Acton ở Rôma. Trong bài nói chuyện ngài nhấn mạnh Tòa Thánh đang xử lý tình huống tốt hơn vào đầu thập niên 2000, khi đó Thánh bộ Truyền giáo quá “ì”, dẫn tới đảng Cộng sản cầm quyền “lợi dụng và củng cố địa vị”.

Ngài hy vọng gì đối với Kitô hữu Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh cha Phanxicô?

Tôi có lòng tin hoàn toàn nơi Đức Phanxicô, vì ngài rất giàu tình thương, và ngài cũng rất khôn ngoan và có thể quyết định khi nào ngài muốn và thấy cần thiết. Đó là điều mà chúng ta cần vào lúc này, vì rất khó đối đầu với chính quyền Trung Quốc. Chúng ta không thấy có dấu hiệu thiện ý nào để chỉnh đốn mọi việc. Họ nói Đức Phanxicô thích nhảy điệu tango, nhưng anh không thể nhảy tango một mình – vì thế nó tùy vào chính quyền Trung Quốc. Cho đến nay, chúng ta chưa thấy dấu hiệu nào cả.


Giờ đây ngài có hài lòng với phương pháp của Vatican, đặc biệt là phương pháp của Thánh bộ Truyền giáo (Propaganda Fide), vốn từng bị ngài chỉ trích trước đây không?


Tôi từng nói nhiều về Propaganda Fide trong những năm trước đây, nhưng bây giờ chúng ta đã có nhân sự mới, và trước khi từ nhiệm Đức Bênêđictô đã đưa ra đường hướng rõ ràng. Tôi chắc chắn rằng Đức Phanxicô sẽ tiếp tục đi theo hướng đó, vì thế chúng ta hãy hy vọng. Nhưng rõ ràng tổn hại thật khủng khiếp.

Tổn hại đó có thể bù đắp lại được không?

Vâng, mọi thứ đều có thể sửa chữa, nhưng cần thời gian.

Hội nghị này nói về tự do kinh tế có thể mang lại tự do tôn giáo. Ngài có thấy những cải tiến kinh tế ở Trung Quốc cuối cùng cũng tạo ra tự do tôn giáo không?


Bạn không thể phủ nhận tự do kinh tế ở Trung Quốc đã mang lại một số kết quả tốt đẹp, nhưng tôi thường thấy những khía cạnh tiêu cực, vì đó là kiểu chủ nghĩa tư bản tồi tệ nhất: một chủ nghĩa tư bản không có nguyên tắc, không có cạnh tranh công bằng.


Vì thế tôi e là có nhiều tác động tiêu cực hơn tích cực, đặc biệt là về giáo dục người dân, vì nhìn chung họ trở nên thực sự quá thiên về vật chất và ích kỷ, tìm cách kiếm tiền dễ dàng và không có chuẩn mực đạo đức. Họ thường lừa gạt mọi người và do đó mọi thứ đều giả mạo: thuốc giả; nhà giả bị sập ngay khi có dấu hiệu động đất. Tất cả chuyện này thật khủng khiếp, vì đó không phải là lừa dối về vật chất, nhưng là lừa dối bản tính của một dân tộc. Người Trung Quốc thường lương thiện và chăm chỉ, nhưng bây giờ không còn nữa.


Thế giới vừa mới tưởng nhớ tấm gương vĩ đại của Thánh Gioan Phaolô II và vai trò của ngài trong lịch sử lật đổ chủ nghĩa cộng sản Xô Viết. Chúng ta có thể học được những gì từ ngài trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay?


Đức Bênêđictô nói một điều tuyệt vời: Ngài nói Đức Gioan Phaolô II đã chinh phục chủ nghĩa cộng sản bằng cách dạy rằng: “Ai là một con người?” Thật sự ngài thách thức những người cộng sản qua câu hỏi: “Ai là con người?” Câu hỏi kiểu đó rất quan trọng: Ai là một con người? Sau đó anh có câu trả lời thích hợp. Chúng ta phải đi theo cách đó.

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS