Đức Thánh Cha Phanxicô nói về trí tuệ nhân tạo khi ngài trở thành vị giáo hoàng đầu tiên phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào ngày 14 tháng Sáu.

Nghe bài này

Hội nghị thượng đỉnh G7, bắt đầu vào ngày 13 tháng 6, quy tụ các nhà lãnh đạo Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Hội nghị thượng đỉnh diễn ra năm nay tại Borgo Egnazia, một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Fasano, một thành phố nhỏ ở vùng Apulia phía đông nam nước Ý.

Trong một bài viết trên trang nhất tờ Quan Sát Viên Rôma, Robert Cetera gợi ý rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đề cập đến việc sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo trong quân sự.

Trong bài báo—có tựa đề “Trí Tuệ Nhân Tạo giết chết: Trí tuệ nhân tạo và xung đột vũ trang—nhà báo, người đã làm việc cho tờ báo Vatican từ năm 2019, đã viết rằng “Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng không bỏ qua mối nguy hiểm từ một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, thường vẫn ở chế độ hậu cảnh.”

Trích dẫn các báo cáo trên The Guardian và Tạp chí +972, Cetera đã thảo luận về việc quân đội Israel sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo ở Gaza. Cetera viết rằng chương trình nhận dạng khuôn mặt của quân đội “có thể tính toán trước ước tính số lượng dân thường sẽ bị tấn công trong mỗi chiến dịch” và ngay từ đầu cuộc xung đột, “giới hạn thương vong được cho phép là ở mức 15 tới 20 nạn nhân dân sự cho mỗi vụ tấn công khủng bố” – nhưng khi nói đến các nhà lãnh đạo Hamas, tỷ lệ “thậm chí có thể lên tới 100”.

Nhà báo, trích dẫn một báo cáo trên Politico Europe, cũng thảo luận về việc sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo của lực lượng quân sự Ukraine và Nga.

Cetera kết luận bằng cách kêu gọi các nhà lãnh đạo hội nghị thượng đỉnh G7 thảo luận về một công ước hoặc hiệp ước nhằm hạn chế việc sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo cho mục đích quân sự. Ông không nói rõ liệu ông chỉ đưa ra ý kiến riêng của mình, hay phản ánh quan điểm của Phủ Quốc vụ khanh Vatican hay thậm chí có thể ám chỉ những gì Đức Thánh Cha có thể nói vào ngày 14 tháng 6:

Miền Đông Ukraine ngày nay thực sự là một phòng thí nghiệm để thử nghiệm cách thức diễn ra các cuộc chiến tranh trong tương lai gần.

Điều quan trọng là G7 tiếp theo phải bắt đầu thảo luận về vấn đề này và nghĩ về một công ước quốc tế – như đã từng xảy ra đối với các kho vũ khí hạt nhân – đặt ra các giới hạn đối với việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự. Ngay cả khi ngày nay có vẻ khó khăn để có thể điều chỉnh một hiện tượng vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, trong khi cuộc đua đang diễn ra để xem ai có thể là người đầu tiên sản xuất ra những loại vũ khí sát thương mạnh nhất.

Đặng Tự Do

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

BÀI MỚI NHẤT

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS