Hơn 300 triệu Kitô hữu đang sống trong cảnh bị bách hại

Nghe bài này

Theo Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ, hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu Kitô hữu đang phải sống trong cảnh bị bách hại. Đặc biệt tại châu Phi, vi phạm tự do tôn giáo ngày càng gia tăng.

Bà Marta Petrosillo, người đang phụ trách soạn thảo phúc trình hai năm một lần về tự do tôn giáo trên thế giới của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ cho biết, có 307 triệu Kitô hữu đang sống trong 28 quốc gia bị bách hại.

Các Kitô hữu ở khắp các châu lục đều bị khủng hoảng về tự do tôn giáo, nhưng trong những năm gần đây, châu Phi là nơi tự do tôn giáo của các Kitô hữu ngày càng bị vi phạm nặng nề. Nguyên nhân là do các nhóm Hồi giáo cực đoan đã di chuyển từ Trung Đông đến đây, đặc biệt ở khu vực Hồ Tchad và Sahel. Như trường hợp của Burkina Faso: 10 năm trước, trong chỉ số Khủng bố Toàn cầu, Burkina Faso đứng sau vị trí 100, nhưng năm 2024 đã lên đứng ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này, và 67% nạn nhân của các cuộc tấn công khủng bố là ở đất nước này. Sau Burkina Faso, một số quốc gia khác ở châu Phi, trong đó các Kitô hữu cũng đang phải chịu đựng các cuộc bách hại, như Nigeria, Mozambique, Sudan, Niger, Mali và Congo.

Ở khu vực Trung Đông, do chiến tranh, nguồn thu nhập từ du lịch giảm, các Kitô hữu phải đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề.

Ở Pakistan, tội báng bổ tiếp tục là một vấn đề làm cho các Kitô hữu bị kết án tử.

Một vấn đề khác gây đau khổ cho cộng đoàn Kitô là nạn bắt cóc, cải đạo và cưỡng bức hôn nhân đối với các phụ nữ, và nhiều trường hợp là trẻ nữ. Hiện tượng này vẫn không dừng lại và làm cho gia đình các nạn nhân thường không được bảo vệ, bất lực trước hệ thống tư pháp không bảo đảm công lý.

Ở Ấn Độ, có nhiều cuộc tấn công chống các Kitô hữu của những kẻ cực đoan Ấn Giáo; trong khi ở châu Á, bách hại tôn giáo đối với các cộng đoàn Kitô của các chế độ độc tài như Triều Tiên là một nguyên nhân đáng lo ngại.

Cuối cùng ở châu Mỹ Latinh được đánh dấu bằng bạo lực chống các tu sĩ do tội phạm lan rộng ở Mexico; trong khi tại Nicaragua mối lo ngại chính là do “sự leo thang tiêu cực” bởi việc đóng cửa nhiều tổ chức phi chính phủ và các thực thể có liên quan đến Giáo hội Công giáo.

Vatican News

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS