Kỷ niệm 150 năm về hai tín điều: quyền tối thượng và tính bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng.

Nghe bài này

Công đồng Vatican I diễn ra từ năm 1869 -1870 do Đức Giáo Hoàng Piô IX triệu tập ngày 8 tháng 12 năm 1869. Có 747 giám mục tham dự và nhiều giáo sĩ trong 4 khoá từ 8 tháng 12 năm 1869 đến 1 tháng 7 năm 1870. Công đồng lên án những ảnh hường của thuyết duy lý, tự do, vật chất. Đồng thời, Công Đồng đã thiết lập một tín điều, củng cố quyền bình thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng.

Công Đồng phê duyệt hai văn kiện: 1. Hiến chế Tín lý “Dei Filius” – Con Thiên Chúa” về Đức tin Công Giáo, ban hành ngày 24 tháng 4 năm 1870, liên quan đến mối tương quan giữa Mặc Khải và Đức Tin, Lý trí và sự Tiếp thụ như Thánh Kinh, Thánh Truyền, Huấn quyền của Giáo hội. 2. Hiến chế Tín lý “Pastor Aeternus” – Mục Tử Đời Đời” về Giáo Hội Công Giáo, ban hành ngày 18 tháng 7 năm 1870, khẳng định quyền tối thượng của Đức Giám Mục Roma và tính bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng.

Ngày 18 tháng 7 năm 1870, một trăm năm mươi năm trước, Hiến chế “Pastor Aeternus” được phê duyệt tại Công đồng Vatican I. Cùng với Hiến chế này, Đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố hai tín điều trong Giáo Hội Công Giáo: quyền tối thượng của Đức Giám Mục Roma và tính bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng. Một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đã làm dấy lên những phản ứng rất mạnh mẽ cả bên ngoài và bên trong Giáo hội về một số lĩnh vực, gây ra sự ly giáo của “những người Công Giáo cũ”.

Theo nhận định của Carlo Fantappiè, giáo sư về lịch sử giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Roma, văn bản công đồng “biểu hiện thành tựu của một quá trình hội nghị thượng đỉnh trong Giáo hội, từ thời đại Grêgoriô đến Công Đồng Trentô, sau khi đánh bại những chủ trương muốn đề cao tính ưu việt của Công Đồng trên Đức Giáo Hoàng và sự thánh hiến của các đặc quyền giáo huấn của ngài sau nhiều thế kỷ thảo luận về tính bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng». Trên thực tế, ngay từ những thế kỷ đầu, vai trò của Giám mục Rôma là “người bảo vệ đức tin” đã được công nhận. Trong thời hiện đại, Luther và các nhà cải cách, sau đó là người Gallicans và Jansenists, đã cố gắng nhiều lần để từ chối hoặc hạn chế tính bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng.

Giáo sư cũng chú ý đến sự liên kết được hình thành trong thế kỷ 19 giữa quyền cai trị của Đức Giáo Hoàng và quyền bình của ngài trên các quốc gia: “Xung đột giữa các quốc gia và Giáo hội Roma đã tập trung vào vấn đề chủ quyền và vấn đề các tín hữu thuộc về Giáo hội hoặc quốc gia. Đức Piô IX muốn khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Giáo hội với hai tín điều của Vatican I chống lại chủ quyền tạm thời của các quốc gia đã buộc các cấu trúc của Giáo hội phải chịu quyền lực thế tục và chống lại đe dọa Nhà Nước Giáo Hoàng “. Trong một thế kỷ rưỡi này, Đức Piô XII đã sử dụng đặc quyền bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, để tuyên bố về tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời vào năm 1950.

Fantappié tập trung vào một số khía cạnh của Hiến chế Mục Tử Đời Đời, có thể gây tranh cãi khi nhìn bằng con mắt ngày nay, “Văn bản cuối cùng mà chúng tôi biết – giáo sư giải thích – tập trung vào các đặc quyền của Đức Giáo Hoàng. Thật ra, người ta đã nghĩ đến việc soạn thảo Hiến chế thứ hai để hoàn thành các khía cạnh còn thiếu nhưng do sự đình chỉ của Vatican I, điều này là không thể.” Đây cũng là lý do tại sao Vatican I là một “Công đồng được vũ trang”. Trong Hiến chế Mục Tử Đời Đời này có sự mất cân bằng về giáo lý để ủng hộ các chức năng và quyền bính của Giám mục Rôma trong khi các quyền lợi và đặc quyền của chức giám mục như được diễn tả như là sự tham gia của “cộng đồng tín hữu” trong việc xây dựng huấn quyền và đời sống của Giáo hội. Thật ra, một số nghị phụ trong công đồng đã nhận ra “sự mất cân bằng” này. Một khoảng trống sẽ được lấp đầy một trăm năm sau chỉ với Vatican II “.

Giáo tiếp tục nhận xét: “Những nghị phụ của Công đồng đã được cảnh báo hạn chế các đặc quyền của Đức Giáo Hoàng khi ngài tuyên bố “ex cathedra – từ ngai tòa” với tư cách là” mục tử và thầy dậy của tất cả các Kitô hữu “trong các vấn đề về đức tin và luân lý». Thật vậy, cần phân định giữa tính chất không sai lầm và tính miễn nhiễm sai lầm.

Fantappié chú ý đến sợi chỉ đỏ liên tục “không chỉ có ý tưởng về huấn giáo” mà những người kế vị của Piô IX, đặc biệt là Gioan XXIII và Phaolô VI, “cả hai người rất ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng Piô IX”, đã nhìn thoáng qua ở Công Đồng Vatican II (1962-1965) là ” hoàn thành những gì không thể có trong các cuộc họp của Công đồng Vatican I (1869-1870)”.

Suy tư cuối cùng của giáo sư: «Theo một nghĩa nào đó, Thánh Hồng Y John Henry Newman đã hiểu trước những người khác rằng mọi Công Đồng, kể cả Vatican I, phải được đọc dưới ánh sáng của những công đồng trước đó. Ngài đã bị thuyết phục rằng, chính Vatican I là đối tượng của “những chống đối và những thử thách lớn” ở cấp độ thảo luận thần học, cần một sự sắp xếp lại và sự tái cân bằng để xác định lại những sự thật về đức tin vẫn còn hiệu lực. Và một trăm năm sau, ước nguyện của ngài đã được thực hiện với Vatican II. Vì lý do này, theo Jean Guitton, Newman với trực giác của mình được coi là một trong những ẩn sĩ giỏi nhất của Công Đồng Vatican I và tiền thân của Công Đồng Vatican II tiếp theo».

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Avvenire

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS