Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Tôi mới đến thăm một trung tâm tĩnh tâm, nơi đó có một nhà nguyện Thánh Thể nhỏ trong một căn phòng của nhà khách. Trong nhà nguyện, Thánh Thể hiện diện, nhưng không ở trong một nhà tạm (ít nhất là theo nghĩa truyền thống). Thay vào đó, một bình thánh được giữ trong một vật dường như là một chiếc bình thủy tinh nhỏ lộn ngược. Tôi thấy điều này đáng lo ngại, và đã đề cập đến nó với các người khác, nhưng vài tháng sau khi tôi quay trở lại, tình trạng là vẫn như cũ. Việc này xem ra là bất cẩn, nếu bất cứ ai có thể thăm viếng nhà nguyện vào bất cứ giờ nào, và nếu họ muốn, họ tiến lên và mang Thánh Thể đi bất cứ lúc nào. Thưa cha, liệu có một hướng dẫn rõ ràng về việc giữ đúng cách Mình Thánh Chúa không, và nhà tạm phải là như thế nào? – J. C., Toronto, Canada.
Hỏi 2: Đâu là thứ tự đúng của việc đặt Mình Thánh Chúa cuối Thánh lễ? Liệu Thánh lễ phải là xong rồi, mới đặt Mình Thánh Chúa chăng? Chúng con có thể tìm thấy ở đâu một số ý tưởng cho thứ tự cuộc rước Mình Thánh Chúa một lần nữa sau Thánh Lễ? – A. R., Fullerton, California, Hoa Kỳ.
A: Bởi vì cả hai câu hỏi liên quan đến phép Thánh Thể, tôi sẽ giải quyết chúng cách ngắn gọn.
Trước hết, các qui định liên quan đến cấu trúc của nhà tạm được tìm thấy trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 314:
“Tùy theo cấu trúc của thánh đường và thể theo các tục lệ chính đáng địa phương, Mình Thánh Chúa được lưu giữ trong nhà tạm, nơi phần trang trọng của thánh đường, có dấu nhận biết, có trang trí và thích hợp cho việc cầu nguyện.
“Theo thói quen, chỉ có một nhà tạm, không thể di chuyển, làm bằng vật liệu vững chắc, không trong suốt, và phải đóng kín để tránh tối đa mọi nguy cơ phạm thánh. Nên làm phép nhà tạm trước khi dùng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong Nghi thức Rôma” (Bản dịch Việt ngữ của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Nhà tạm được mô tả bởi bạn đọc của chúng tôi chắc chắn đã không tuân thủ qui định này về nhiều điểm. Rõ ràng nhà tạm là phải không trong suốt, và không thể di chuyển. Tôi đề nghị bạn đọc này nên thông báo cho vị Giám mục của giáo phận, nơi có nhà tĩnh tâm ấy, vì phải có phép của ngài mới làm được nhà nguyện, và sự thực hiện nhà nguyện được ngài giám sát trực tiếp.
Một nguồn có giá trị cho các chủ đề của việc đặt Mình Thánh Chúa, tôn thờ và rước kiệu Thánh Thể, có thể được tìm thấy trong cuốn “Ceremonies of the Modern Roman Rite” (Nghi thức của Nghi lễ Rôma hiện đại) của Đức Ông (nay là giám mục) Peter J. Elliott, được nhà xuất bản Ignatius Press ấn hành. Cuốn sách này tổng hợp một cách có hiệu quả nhiều nguồn chính thức, như cuốn “Nghi thức Rôma cho việc chầu Mình Thánh ngoài Thánh Lễ” và cuốn “Nghi thức của Giám mục”. Ngoài ra, còn có nhiều ấn phẩm gần đây cung cấp ý tưởng cho bài thánh ca và các văn bản thích hợp, vốn có thể được sử dụng trong việc chầu Mình Thánh và rước kiệu Mình Thánh. Một nguồn trực tuyến xuất sắc được tìm thấy tại http://www.therealpresence.org.
Dựa vào tác phẩm của Đức Ông Elliott, chúng tôi có thể nói những điều sau đây liên quan đến câu hỏi về việc đặt Mình Thánh Chúa vào cuối Thánh Lễ:
Trong khi Thánh Lễ không bao giờ được cử hành trước Mình Thánh Chúa đã được đặt (“trong cùng một khu vực nhà thờ hay nhà nguyện”, nơi mà Mình Thánh Chúa được đặt), việc đặt và chầu Mình Thánh Chúa có thể bắt đầu ngay lập tức, sau một Thánh Lễ. Hành động này có thể được xem là phát sinh từ phụng vụ Thánh Thể; do đó, một Mình Thánh đã truyền phép trong Thánh Lễ sẽ được đặt ngay lập tức, sau phần Rước lễ.
Lời nguyện sau Hiệp lễ được đọc tại ghế chủ tọa. Lời chúc lành và lởi chào cuối lễ được bỏ qua. Sau khi đọc Lời nguyện sau Hiệp lễ, vị chủ tế, phó tế và các thừa tác viên xếp hàng trước bàn thờ, bái gối và sau đó quỳ xuống, trong khi ca đoàn hát một bài thánh ca tôn thờ Thánh Thể. Linh mục xông hương Mình Thánh như thường lệ khi chầu Thánh Thể. Sau khi xông hương và một khoảnh khắc cầu nguyện trong thinh lặng, tất cả bái gối và trở vào phòng thánh. Bài thánh ca kết lễ được bỏ qua.
Việc sùng kính có thể thực hiện ngay sau khi xông hương (trước khi đoàn cử hành trở lại phòng thánh), nhưng Phép Lành Mình Thánh Chúa không được làm ngay sau Thánh Lễ.
Sự đề nghị rằng, Mình Thánh được đặt phải được truyền phép trong Thánh Lễ, nhắm đến trên hết cho các dịp thỉnh thoảng chầu. Điều này sẽ không là thực tế ở những nơi có việc chầu Thánh Thể hàng ngày hoặc chầu liên tục nhiều ngày. Trong trường hợp này, thật là tốt hơn cho linh mục kết thúc Thánh lễ như bình thường, trở vào phòng thánh, cởi áo lễ ra, và sau đó trở ra để đặt Mình Thánh.
Liên quan đến phần trả lời trên đây, có thêm hai câu hỏi khác được gửi tới. Một độc giả tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ, hỏi: “Giáo Hội nói thế nào về việc “chầu Mình Thánh theo yêu cầu”? Nhà thờ giáo xứ của chúng tôi có một nhà chầu. Việc chiêm ngắm và tôn thờ Thánh Thể có thể được thực hiện bởi bất cứ ai, bằng cách mở hai cửa sổ nhỏ ở cửa nhà tạm; cửa nhà tạm vẫn bị khóa, và chỉ có Mình Thánh được nhìn thấy mà thôi. Sự thực hành này dường như tầm thường hóa sự uy nghiêm của Thiên Chúa. Liệu sự thực hành này là đúng về mặt phụng vụ không?”
Một độc giả ở Chicago hỏi: “Một giáo dân hào phóng tặng một ‘nhà tạm’ bằng kính cho nhà chầu. Món quà (rất đắt tiền) đã được chấp nhận, và hiện giờ đứng trên bàn thờ trong nhà chầu. Nhà tạm bằng kính này không được chăm sóc trong thời gian dài, với Hào Quang và Mình Thánh Chúa bên trong, phía sau mặt kính. Trước tiên, liệu con là đúng chăng khi giả định rằng thủy tinh là một vật liệu không thích hợp cho một nhà tạm? Nếu vậy, vấn đề có thể được sửa chữa, bằng cách sử dụng một tấm màn, hoặc màn che để che ‘nhà tạm’, khi nhà nguyện vắng người chăng?”
Về câu hỏi đầu tiên, chúng tôi có thể trả lời rằng việc đặt Mình Thánh phải liên kết với một hình thức mạnh của sự tôn thờ. Điều này đòi hỏi một việc đặt Mình Thánh phù hợp, một khoảng thời gian cố định, mà trong đó Mình Thánh Chúa là không bao giờ còn lại một mình, và kết thúc bằng việc cất Mình Thánh trong một cách chính thức, tốt nhất là sau Phép Lành Mình Thánh Chúa.
Tình hình được mô tả ở trên là rõ ràng không một sự tôn thờ, như mong muốn của Giáo Hội. Trong thực tế, sự thực hành ấy có chứa một mối nguy thực sự của việc phá hoại tôn thờ Chúa hiện diện trong nhà tạm khép kín. Nó hình như đưa ra một thông điệp rằng việc tôn thờ duy nhất là thờ Mình Thánh Chúa được đặt, vốn chỉ đơn giản là sai.
Về câu hỏi đầu tiên, chúng tôi có thể trả lời rằng việc đặt Mình Thánh phải liên kết với một hình thức mạnh của sự tôn thờ. Điều này đòi hỏi một việc đặt Mình Thánh phù hợp, một một khoảng thời gian cố định, mà trong đó Mình Thánh Chúa là không bao giờ còn lại một mình, và kết thúc bằng việc cất Mình Thánh trong một cách chính thức, tốt nhất là sau Phép Lành Mình Thánh Chúa.
Tình hình được mô tả ở trên là rõ ràng không một sự tôn thờ, như mong muốn của Giáo Hội. Trong thực tế, sự thực hành ấy có chứa một mối nguy thực sự của việc phá hoại tôn thờ Chúa hiện diện trong nhà tạm khép kín. Nó hình như đưa ra một thông điệp rằng việc tôn thờ duy nhất là thờ Mình Thánh Chúa được đặt, vốn chỉ đơn giản là sai.
Điều này không có nghĩa rằng hình dạng nhà tạm với một cửa sổ không thể được sử dụng cho việc đặt Mình Thánh Chúa. Khả năng này tồn tại trong một số trường hợp, nhưng chỉ khi các điều kiện nêu trên (không để Thánh Chúa một mình mà không có ai, vv) được đáp ứng.
Tình hình thứ hai là hơi khác. Nếu “nhà tạm bằng kính” này có thể được xem như là một bảo vệ cho hào quang, trong khi chầu công khai, thì nó có thể được nhìn nhận.
Tuy nhiên, nó có thể trái với Qui chế, nếu một nhà tạm trong suốt bị bỏ mặc và không ai chăm sóc. Sự che phủ nó bằng một tấm màn che, khi không có việc chầu công khai, sẽ chỉ là một giải pháp, nếu nó là kính không vỡ, vốn sẽ gây khó khăn nhiều cho việc xâm phạm nhà tạm.
Do đó, tôi đề nghị nó chỉ nên được sử dụng như một loại ngai bảo vệ cho hào quang, trong giờ chầu trọng thể, và rằng cần có một nhà tạm cứng rắn vững chắc thích hợp cất giữ Mình Thánh như thường lệ.
(Nguyễn Trọng Đa/ Zenit.org 25-8-2009, 8-9-2009)