Nước mắt cho sự giải tội – Chúa Nhật 11 Thường Niên.

Nghe bài này

mgr_francesco_follo

của Đức Ông Francesco Follo
PARIS Nhiều lần chúng ta đã nghe tình tiết về bài Tin Mừng hôm nay theo Nghi Thức Roman ngày nay, nói về môt biến cố đặc biệt lúc xem qua lần đầu tiên: vào trong nhà môt người nam tốt lành không phải là môt người nữ tốt lành, bà này rửa chân cho Chúa Giêsu bằng một thứ thuốc thơm hảo hạng. Chúa Kitô chấp nhận hành vi yêu thương khiêm tốn và tinh sạch này gây khó chịu cho những người chính thống đang hiện diện.

Hãy để hình ảnh hành động

Người nữ với một tâm hồn rung động nhưng đầy sự biết ơn, cả dám đi vào trong một bàn tiệc dành cho người nam , những người được coi như lành thánh bởi vì họ giữ luật Chúa, nhưng đã quên tâm hồn mình, Bà không được mời bởi vì bà là một người nữ và còn hơn thế nữa vì bà là một người nữ tội lỗi (Tin Mừng không nói ra tên bà).

Bà thách đố những cái nhìn chằm chằm của họ và nhìn đến Chúa Kitô bởi vì bà muốn công khai chứng tỏ sự biết ơn của bà. Chúa Giêsu là người duy nhất thương yêu bà với sự thật và đẩy xa bà khỏi điều kiện và sự xấu hổ làm một gái điếm. Đấng Cứu Thế biết người đàn bà không phải là một người tội lỗi nữa. Người đàn bà nầy đã hiểu rằng có tình yêu lớn hơn niềm vui xác thịt và sự nghèo còn giàu có hơn vàng bạc và các thứ thuốc thơm. Bà ý thức việc thuộc về Thiên Chúa và chứng tỏ sự đó đã không nói nên lời.

CN11_C1Bà nói với những gì bà đã làm nơi chân Chúa Kitô.

Nước mắt người đàn bà chứng tỏ sự hối hận về các tội lỗi của bà. Tâm hồn bà đã thay đổi. Sự sống trọn vẹn của bà đã thay đổi và bây giờ tay bà được sạch và có thể đụng tới Con Thiên Chúa với sự khiêm tốn và thánh thiện. Nguời nữ biết ơn Chúa Chúa Kitô đến nổi bà muốn tạ ơn Người công khai. Trước mặt mọi người, bà cảm tạ Đấng đã phục sinh tâm hồn bà, đã rửa sạch linh hồn bà bằng cách đẩy bà xa sự xấu hổ công khai.

Thuốc thơm bà đổ trên Chân Chúa Kitô chứng tỏ Người đối với bà quan trọng là dường nào. Chúng ta đừng quên rằng Judas vì sự phản bội của ông đã nhận 30 đồng, sau này được sử dụng để mua một khu đất chôn những người hành hương tại Jerusalem. Người đàn bà vô danh tánh này” tốn” một liều thuốc thơm đáng giá 300 đồng vì một hành vi sám hối do tình yêu.

Ngoài cái giá của món thuốc thơm, người đàn bà đã bị tước đi khỏi mình “một khí cụ” vì công việc làm trước đây. Điều đó biểu thị bà đã biết điều Chúa Giêsu sẽ nói nói với bà : ‘Tội con đã được tha…hãy đi bỉnh an… …Đức tin của con đã cứu con”. Bà đã đầu tư nơi Người hay nói một cách khác bằng ngôn ngữ không có tính thương nghiệp, chúng ta có thể nói rằng bà phó thác mình cho Người và rửa chân đã đưa Người tới với bà và với toàn thể nhân loại, và điều đó đã ban niềm hy vọng cho bà và cho tất cả những người muốn trỗi dậy và bỏ ra sau mọi ảo vọng.

Trước một đức tin lớn lao và một tình yêu dạn dĩ như thế, Tình Yêu nhập thể phải tha thứ của Người có đôi chân dơ, bởi vì bước đi đã mang những tin tốt và vui mừng của sự thật và tình yêu.

Đấng mang hoà bình phải mang đến cho tâm hồn của một người tin vào tình yêu. Chúa Giêsu không làm gì khác hơn là hợp thức hoá sự sám hối của người nữ và sự bà mong muốn được cứu chuộc, được tinh luyện và sự thánh thiện.

Người đàn bà này đã thật sự hiểu Chúa Giêsu là ai: là Đấng Thánh của Thiên Chúa mà sự thánh thiện của Ngài thánh hóa bà và toàn thế giới, là Con Người tốt lành với sự tha thứ của Ngài đã mang lại sự tốt lành cho toàn thể nhân loại
Xin Đức Trinh Nữ Mary, mẹ của sự Cứu Độ, người khiêm nhượng nhất giữa tất cả những phụ nữ, giúp chúng ta phát tiển trong tình yêu cho Con Mẹ. Nếu chúng ta không thể bắt chước Mẹ trong sự khiết tịnh của Mẹ, chúng ta phải bắt chước Mẹ trong sự khiêm nhượng, bác ái, công chính và thánh thiện của Mẹ . Chúng ta hãy cầu nguyện ngõ hầu những ý nghĩ của chúng ta không như những ý nghĩ của ông Simon người tiếp rước Chúa Giêsu “về thể lý” chớ không về mặt “thiêng liêng” bởi vì tâm hồn ông đầy sự phán đoán bất công và thiếu chăm sóc.

Một công bố bất đồng

Trước khi công bố công khai sự Người tha thứ cho người đàn bà này, Chúa Giêsu nói với Simon một dụ ngôn về ý nghĩa của tình yêu và sự tha thứ để giúp ông thoát khỏi sự giữ luật vì luật và để ông có khả năng hiểu được điều gì là thật quan trọng: tình yêu đối với Chúa và tình yêu đối với người anh em, sự tương quan thật sự với những người khác vì sự cứu rỗi của mọi người.

Chúa nói với ông dụ ngôn hai người mắc nợ (bài Tin Mừng hôm nay theo Nghi Thức Roma) sau đó Chúa kết thúc với một công bố xem ra mâu thuẩn: “Ông không xức dầu trên đầu tôi. Nhưng cô này đã xức dầu chân tôi. Cho nên tôi nói với ông, tội của cô ấy đã được tha bởi vì cô đã chứng tỏ tình yêu lớn. Nhưng người được tha ít, thì yêu ít.”

Một câu hỏi đến với tâm trí chúng ta: “Được tha nhiều nơi người yêu nhiều hay là người được tha nhiều thì yêu nhiều? “ Cái nào đến trước, tình yêu hay là sự tha thứ ?

Tôi không muốn đi vào trong những sự suy nghĩ trừu tượng;Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu chứng tỏ một sự tuỳ thuộc thân tình giữa sự tha thứ vì tình yêu và tình yêu vì sự tha thứ.
Là một Linh Mục đã 40 năm cử hành bí tích hoà giải, Tôi muốn là một cửa sổ mở ra cho tình yêu tha thứ của Chúa và bảo đảm rằng người sám hối khi rời toà giải tội với tâm hồn đầy biết ơn và ý muốn biết ơn
không vì linh mục nhưng tạ ơn Chúa.

Qua sự Xưng tội mọi người trong chúng ta có thể cảm thấy cái nhìn và những lời đã soi sáng tâm hồn người đàn bà người, đã chết thật, được sống lại bởi nước mắt của bà và sự tha thứ của Chúa. Bây giờ bà đáng cho tên bà được tiết lộ : Mary (tình yêu bởi Chúa) Magdalene ( có ý nói bà đến từ thành Magda nhưng cũng có ý nghĩa từ nay về sau là người sám hối và thừa sai của lòng thương xót).

Sự kiện người đàn bà là Mary Magdalene được tranh luận từ quan điểm thảo luận nhưng một truyền thống xưa một thế kỷ khẳng định điều dó. Bà Mary này là một người dàn bà có tấm lòng trinh khiết, người sau bữa nay đã theo Chúa Giêsu Thương Xót hầu chuyển tải sự loan báo về sự Tha thứ của Chúa cho thế gới.
Chúng ta hãy phó mình cho tình yêu thương xót của Chúa với sự khiêm nhượng và sự biết ơn của bà Magdalene. Chúa Giêsu không xem tới những tội lỗi của người đàn bà người rửa chân cho Người nhưng xem tới tình yêu và sự biết ơn của bà. Bà tạ ơn Chúa bằng cách hiến hết mình cho Chúa trong sự dâng cho Chúa Kitô một bình đày thuốc thơm quí báu như là một dấu chỉ tình yêu tạ ơn của mình.

Những người nữ thánh hiến cũng dâng thân xác của mình cho Chúa Kitô như là một cái Bình thiêng liêng. Với sự hiến thánh của họ, các người nữ khẳng định làm những con người thiêng liêng mà quê hương là trời ( Phil 3:20 ) và sống sự sống hằng ngày như là một chúng từ duy nhất về sự thương cảm của Chúa mà tình yêu chúng ta không đáng với . Chính Người trong sự thương xót của Người ban điều ấy cho chúng ta.

Làm chứng nhân cho lòng thương xót của Chúa đòi hỏi gìn giữ một tâm hồn tinh sạch và cởi mở của Đức Trinh Nữ Maria và một tâm hồn luyện sạch của bà Maria Magdalene và cầu nguyện liên lỉ và xin ơn cho những người nhờ chúng ta cầu nguyện cho họ. Đó là nhiệm vụ riêng biệt của các người Nữ Thánh Hiến: xem lời nói đầu trong Nghi Thức Thánh Hiến các Trinh Nữ số 2, bản dịch nguyên văn từ văn bản Latinh:

“Để làm trọn việc đọc kinh, những người nữ Thánh hiến được mạnh mẽ khuyến khích đọc kinh Thần Vụ mỗi ngày, cách riêng Kinh Sáng và Kinh Chiều. Nhờ đó, bằng sự kết hợp những tiếng của họ trong sự Hiệp Thông với tiếng của Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm, và với tiếng nói của Giáo Hội, chị em sẽ ca ngợi không ngừng Cha trên Trời và sẽ câu bàu cho phần rỗi của toàn thế giới”

Làm chứng về lòng Thương xót có nghĩa là theo hai bà Maria này đứng dưới chân Thánh Giá, nhìn xem Chúa với những con mắt tinh sạch và loan báo cho khắp nhân loại Chúa Kitô là sự Thương Xót. Chúng ta tất cả, đựợc chinh phục bởi sự trung thực, tình phụ tử và đầy thương xót của Chúa và bởi sự tha thứ huynh đệ (xem Tin Mừng hôm nay của nghi thức Ambrosian), sẽ có khả năng hát:” Quí trọng thay lòng thương xót của Chúa, ôi lạy Chúa!Ôi lạy Chúa Con cái Adong tìm bóng ngải trú ẩn. Vì với Chúa là nguồn mạch sự sống, và trong ánh sáng của Chúa chúng con thấy sự sáng .” (Tv 36: 8-9).

Lý giải nho nhỏ

Chúa Giêsu công bố Thiên Chúa là một người Cha thương yêu hết mọi con cái mình, tốt hay là xấu. Người không loại trừ những người tội lỗi nhưng chăm lo cho chúng. Sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và người Pharisêu không những có tính luân lý nhưng là thần học ; điều này liên hệ sự quan niệm về Thiên Cúa. Người Pharisêu không ý thức mình là một người có tội ; người đàn bà ngược lại ý thức về những tội lỗi của mình và bíết ơn người tha tội cho mình. Người Parisêu thì không. Ông tin ông là người chính trực. Đó là lý do thư hai làm cho ông đui mù. Đó là những quan điểm đối nghịch. Phải làm sao? Chúa Giêsu đã có thể đứng dậy và nói:” Ông thật đáng buồn, hởi người Parisêu đui mù…” Chúa không làm vậy.

Chúa cố gắng làm cho người Pharisêu hiểu khi nói với ông một dụ ngôn. Một người giàu có tha nợ cho cả hai con nợ. Một người nợ ông rất nhiều, người kia ít. Người nào trong hai con nợ sẽ biết ơn hơn? Người Pharisêu trả lời liền ngay: người nợ to hơn. Đúng vậy, Chúa Giêsu nói. Người đàn bà đã được tha và được cứu rỗi; bà có một món nọ to mà đã được tha. Đối với bà việc gặp gỡ Chúa Giêsu đã là sự giải phóng, không cần sự tha tha thứ và phẩm giá được lấy lại. Đó là lý do bà được một sụ chú ý lớn đối với Chúa. Ngược lại người Pharisêu, đóng kín trong sự chính trực của mình không cần thấy một sự biết ơn nào đối với Chúa Giêsu. Chỉ người biết rằng mình sẽ được tha thứ và được yêu cách nhưng không (và trải nghiệm sự nầy ) nắm bắt được ý nghĩa thật về việc thăm viếng của Chúa Giêsu.

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS