Đức Tổng Giám Mục Fortunatus Nwachuku, Quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên Hiệp Quốc cho hay: “Cứ bảy Kitô hữu ngày nay thì có một người bị bách hại!”
Một báo cáo cho biết các Kitô hữu ở châu Á cũng như thế giới đang phải đối diện với làn sóng đàn áp ngày càng gia tăng dưới nhiều hình thức khác nhau, đòi hỏi sự quan tâm và hành động của Thế giới.
Bạo lực chết người gần đây đối với các Kitô hữu ở tỉnh Punjab ở Pakistan và bang Manipur ở Ấn Độ là những ví dụ về sự gia tăng các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào các Kitô hữu ở châu Á, Tổng công ty Phát thanh Hòa bình Công Giáo Hàn Quốc đưa tin vào ngày 22 tháng 8.
Báo cáo đề cập đến một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Fortunatus Nwachuku, quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên Hợp Quốc, đã tố cáo tại Đại hội đồng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào tháng 3/2023 rằng “cứ bảy Kitô hữu ngày nay thì có một người bị đàn áp”.
Tuyên bố của vị giám chức người Nigeria đã lặp lại lời than thở của Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2014 khi ngài nói: “Có nhiều nhân chứng, nhiều vị tử đạo trong Giáo hội ngày nay hơn so với các thế kỷ đầu của Giáo hội”.
Bản báo cáo cho biết: Ngoài Pakistan và Ấn Độ, cuộc đàn áp Kitô giáo đang lan tràn ở các quốc gia cộng sản châu Á – Trung Quốc, Việt Nam và Lào, cũng như ở các quốc gia châu Phi như Nigeria, nơi các nhóm vũ trang cực đoan tiếp tục tấn công và giết hại các Kitô hữu.
Báo cáo cho hay ngay cả ở Israel, “vùng đất của Kinh thánh”, các tu viện Công Giáo gần đây đã bị những kẻ cực đoan Do Thái chà đạp.
Việc đốt phá các nhà thờ và nhà ở của người Kitô giáo với những cáo buộc sai trái về tội báng bổ cho thấy cuộc sống bất an của các Kitô hữu trước những mối đe dọa từ những người theo đường lối cứng rắn Hồi giáo.
Bản báo cáo lưu ý rằng cái chết của 190 người và sự phá hủy các nhà thờ cũng như nhà ở của người theo đạo Công Giáo trong cuộc bạo lực của giáo phái ở bang Manipur Ấn Độ cho thấy chính phủ cầm quyền đã không hành động mà còn gây ra xung đột để chiếm phiếu…
Ấn Độ nằm trong số những quốc gia có “cuộc đàn áp xảo quyệt”, nơi các đảng phái chính trị “hô hào sự khoan dung nhưng lại bí mật đàn áp những người theo đạo Thiên chúa ở hậu trường”.
Bản báo cáo cũng ghi nhận tình hình bấp bênh của Giáo hội ở Nicaragua, Trung Mỹ, đang bị đàn áp bởi chế độ độc tài của Daniel Ortega. Chế độ Ortega giam giữ các giáo sĩ đi đầu trong việc bảo vệ nền dân chủ, trục xuất các nữ tu và đóng băng tài sản của các trường đại học do Giáo hội điều hành.
Tại Nigeria, các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan tiếp tục tấn công các nhà thờ. Hiện vẫn chưa rõ tung tích vị truyền giáo dòng Hiến sĩ Nwaoucha, người đã bị bắt vào tháng 6 hiện đang ở đâu…
Bản báo cáo lưu ý rằng vụ bắt cóc Cha Nwaoucha là “phần nổi của tảng băng âm ỉ” trong cuộc đàn áp Công Giáo ở Nigeria.
Chỉ trong tháng 6, một linh mục mới thụ phong đã bị bắn chết, và Cha Mbamara của Giáo phận Nnewy bị bắt cóc và sau đó được thả ra. Theo các nhóm nhân quyền địa phương, số người theo đạo Công Giáo Nigeria đã bị thiệt mạng “vì niềm tin tôn giáo”. Riêng năm 2021 số người bị giết đã lên tới 4.600 người.
Cuộc đàn áp các tín hữu Công Giáo của chính quyền cộng sản Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Theo các biện pháp mới về vấn đề tôn giáo do Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước ban hành, từ tháng 9, mọi hoạt động tôn giáo chỉ có thể được tổ chức ở những nơi được chính phủ cho phép. Việc treo các ảnh tượng tôn giáo trong nhà cũng bị giới hạn!
Bản báo cáo lưu ý rằng chính quyền ở tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc đã buộc phải dỡ bỏ các Thánh giá bên ngoài các nhà thờ. Công việc dỡ bỏ thánh giá vốn đã được thực hiện dù không liên tục, như được bắt đầu lại một cách nghiêm khắc hơn sau khi nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập Cận Bình được xác nhận.
Các cuộc tấn công và đàn áp các Kitô hữu cũng gia tăng ở Israel. Trong những tháng gần đây, các mối đe dọa, và bạo lực chống lại các Kitô hữu ở Thánh Địa gia tăng. Các nhà thờ bị phá hoại, các biểu tượng Thiên Chúa giáo bị phá hủy và các nghĩa trang của tôn giáo bị xúc phạm.
Đặc biệt, vào tháng 7, những kẻ cực đoan Do Thái đã đột nhập vào Tu viện Carmelite Stella Maris ở thành phố cảng Haifa và gây rối loạn. Một nhóm người đã phao tin sai sự thật về nhà thờ nơi có ngôi mộ của nhà tiên tri Elisha đã nổi loạn nên họ đòi quyền sở hữu và âm mưu chiếm giữ tu viện.
Thượng phụ Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, phát biểu với đài Vatican sau các vụ tấn công gần đây rằng: “Thật không may, là các cuộc tấn công gần đây đã gia tăng. Đó là một điều đáng lo ngại”…