Thánh Junipero Serra theo ý kiến Sử Học.

Nghe bài này

Chiều thứ Tư 23 tháng 9 năm 2015, ĐTC Phanxicô sẽ cử hành lễ phong thánh cho chân phước Junipero Serra tại vương cung thánh đường ĐM Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Washington DC. Buổi lễ sẽ có sự tham dự cuả một số hậu duệ cuả những thổ dân, là những người đã la lối phản đối sự phong thánh này một cách mạnh mẽ nhất. Họ đại diện cho dân tộc cuả họ để dâng lên những thánh tích cuả thánh Junipero Serra.

Những phản đối về việc tôn vinh Thánh Junipero Serra đã xảy ra từ rất lâu trước khi Ngài được phong lên hàng chân phước và đã được giải quyết xong về mặt lịch sử, tuy nhiên hậu quả về những thiệt thòi mà nhiều dân tộc ‘thổ dân’ đã gánh chịu thì vẫn còn đó, cho nên những việc cổ động đòi hỏi công bình trên lãnh vực xã hội, văn hoá và chính trị thì không vì những chứng cớ lịch sử mà nguôi ngoai đi.

Giáo Hội Công Giáo cũng muốn nhân dịp phong thánh này mà cổ động cho một sự hoà giải và trả lại sự công minh cho những người (dân tộc) đã bị thiệt thòi đó.

Lịch sử đã chứng minh rằng nhờ thánh Junipero Serra mà nhiều hậu duệ cuả những dân tộc đáng lẽ bị diệt chủng hoàn toàn còn có thể sống sót cho tới ngày nay.

Cái ‘lỗi’ duy nhất mà vị thánh đã phạm, nếu có thể nói là lỗi hay tội, thì đó là việc Ngài đã chủ chương dùng hình phạt thân xác để giáo dục. Tuy nhiên, công bình mà noí, phương pháp giáo dục bằng roi vọt như thế là cách duy nhất mà người ta tin có thể cải hoá những tội phạm trong thời bấy giờ. Đổ lỗi cho thánh Junipero Serra về điểm này thì cũng như chúng ta đổ lỗi cho tất cả những thế hệ cha ông cuả người VN đã từng áp dụng câu phương châm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.”

Những người chỉ trích Giáo Hội phong thánh cho thánh Junipero Serra thường không đề cập đến những ưu ái, những bảo vệ và hy sinh to lớn mà Ngài đã dành cho những thổ dân dưới sự trông nom cuả Ngài.

Cần phải hiểu rằng sự diệt chủng cuả những thổ dân tại California đã xảy ra sau thời cuả thánh Junipero Serra, vì bệnh tật (đậu muà do người da trắng truyền qua), vì tàn sát và cưỡng bức lao động (do những làn sóng người đi khai mỏ chiếm đất). Những sự việc đó cũng đã xảy nhiều hơn dưới thời cai trị cuả Hoa Kỳ chứ không chỉ xảy ra khi California còn thuộc về đế quốc Tây Ban Nha.

Những hậu duệ cuả thổ dân cho rằng nếu không có những Mission (khu tập trung) do thánh Junipero Serra lập ra thì họ đã không bị tập trung vào một nơi để dễ dàng bị tận diệt như thế.

Sự việc nếu họ đã sống theo lối sống săn bắn và lượm hái thì họ có thể tồn tại dễ dàng hơn hay không? là một điều khó chứng minh, vì lịch sử cuả những thổ dân sống lang thang ở các nơi khác đã không chứng tỏ họ có thể tồn tại lâu dài trước những làn sóng cuả người da trắng đi chiếm đất.

Cho nên nếu đổ lỗi cho rằng thánh Junipero Serra đã ‘ngu muội’ lập ra những Mission để gây nên nạn diệt chủng, thì cũng giống như đổ lỗi cho một vị thuyền trưởng nọ, trong nỗ lực cứu vớt những thuyền nhân trong một cơn bão, đã ra lệnh thả nhiều thuyền cao xu xuống để vớt. Nhưng không ngờ sóng to gió lớn đã lật úp một số thuyền và nhiều người bị đè lên mà chết.

Làm sao mà chúng ta có thể kết án vị thuyền trưởng đó được, phải không? cái phao là phương cách duy nhất mà ông ta có trong tay và ông đã tận tâm sử dụng đến.

Đáng lẽ chúng tôi không đề cập đến thánh Junipero Serra vì Ngài không có liên hệ gì tới cộng đồng Công Giáo Việt Nam, nhưng nhận thấy đã có một số báo tiếng Việt đưa các sự việc tranh cãi này một cách không cân bằng và có tính cách giật gân (ngay cả trang BBC tiếng Việt,) cho nên chúng tôi xin được phiên dịch một bài cuả National Catholic Reporter, phỏng vấn một giáo sư sử học và là tác giả cuả nhiều cuốn sách nói về thổ dân Mỹ ở California, là giáo sư Robert Senkewicz, dậy môn sử tại Đại học Santa Clara.

Chúng tôi chọn bài báo cuả National Catholic Reporter (NCR) thay vì những bài chính thức cuả Giáo Hội, vì đây là tờ báo cổ võ cho phong trào Cấp Tiến (progressive), thường đề cao những luận điệu chống phá hội đồng giám mục Hoa Kỳ và Toà Thánh Vatican. (Xin đường nhầm với báo National Catholic Register là cơ quan ngôn luận cuả hàng giáo phẩm Hoa Kỳ ).

Dù không hoàn toàn đồng ý với tất cả mọi chi tiết, chúng tôi xin dịch bài ‘Junipero Serra: là thánh hay không?’ cuà NCR như sau:

Việc phong thánh sắp tới của Junipero Serra đang gây nhiều tranh cãi cũng như nhiều ủng hộ, có người xem ông ta là một Phan Sinh (tu sĩ khó nghèo dòng Phanxicô) đã truyền giáo cho những người Da Đỏ ở California, trong khi những đối thủ của ông lại xem ông ta là một tội phạm đồng loã với sự áp bức người Da Đỏ của đế chế Tây Ban Nha. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phong thánh cho ông ta tại một thánh lễ ngày 23 tháng 9 ở Washington, DC.

Serra là ai? Chúng ta nên suy nghĩ gì về ông ta?

Để trả lời, tôi đã đi gặp Robert Senkewicz, giáo sư sử học tại Đại học Santa Clara và là một chuyên gia về lịch sử ban đầu cuả California. Ông là tác giả của một số sách nói về thời khai nguyên cuả California, trong đó có cuốn sách mới đây là ‘Junipero Serra: California, người Da Đỏ, và sự biến đổi của một nhà truyền giáo’, mà ông viết với vợ là bà Rose Marie Beebe.

NCR: Junipero Serra là ai?

Robert Senkewicz: Junipero Serra là một Phan Sinh sống ở thế kỷ 18, từng là một giáo sư triết rất thành công trên đảo Mallorca. Khi vào lúc ở giữa của cuộc đời, ông đã tình nguyện tham gia việc truyền giáo ở Tân Thế Giới, nơi dòng Phanxicô đã làm việc kể từ đầu những năm 1500. Serra đã tới Mexico City vào ngày 01 Tháng Một 1750.

Ông đã trải qua tám năm làm việc trong một khu vực của Mexico khoảng 100 dặm về phía bắc của Mexico City gọi là Sierra Gorda mà người Da Đỏ Pame đã được truyền đạo trước đó.

Sau đó, ông đã trải qua tám năm làm việc ở các vị trí hành chính khác nhau tại trụ sở truyền giáo ở Mexico City. Trong thời gian này, ông cũng là một thành viên của một nhóm truyền giáo đi nhiều nơi để cố gắng làm tăng thêm lòng đạo tại các giáo xứ Công Giáo khác nhau, khi họ được các giám mục địa phương mời.

Khi dòng Tên bị trục xuất khỏi ​​Tân Tây Ban Nha vào năm 1767, ông lãnh nhiệm vụ làm đầu để tiếp quản những khu tập trung Mission cũ ở Baja California cuả dòng Tên. Năm sau đó, chính phủ Tây Ban Nha quyết định mở rộng biên giới phía bắc từ Baja California đến Upper California, hoặc Alta California.

Serra đã tình nguyện một cách nhiệt tình cho điều đó và ông đã đi theo đoàn thám hiểm từ Baja California đến Alta California. Ông đã trải qua 15 năm còn lại của cuộc đời như là vị giám đốc của các missions ở Alta California. Dưới sự cai quản của ông, 9 missions đã được thành lập.

Mục đích của các mission (khu tập trung) là gì?

Dần dà các mission đã có 2 mục đích. Theo hệ thống của Tây Ban Nha, các nhà truyền giáo được chính phủ trả tiền, do đó, các nhà truyền giáo là viên chức cuả cả Giáo Hội và cuả Nhà Nước.

Từ quan điểm của Giáo Hội, nhiệm vụ là để truyền bá Tin Mừng cho những người chưa được rửa tội.

Từ quan điểm của nhà nước, các mission là những cơ cấu tổ có mục đích đồng hóa các dân tộc bản địa, làm cho họ trở thành công dân của đế quốc. Điều đó có nghĩa là, trong số những thứ khác, họ phải học nông nghiệp theo phong cách châu Âu, trở thành một người Công Giáo, và sống trong những làng xóm tập trung, giống như người Tây Ban Nha.

Một số lớn những căng thẳng trong mission đã xuất phát từ mục đích kép này, vì hai mục tiêu không luôn luôn cùng tồn tại một cách dễ dàng với nhau.

Về vấn đề tôn giáo? Làm thế nào mà ông ta đã cố gắng để chuyển đổi những người Da Đỏ?

Chiến lược truyền giáo ưa thích của Serra là cố gắng tạo ra một cộng đoàn, trong đó những dân tộc bản địa sẽ dần dần hiểu được sự thật của Tin Mừng.

Trong cuốn sách của chúng tôi, Rose Marie và tôi lập luận rằng một số bài giảng Mùa Chay cuả Serra cho một dòng tu caủ các Sơ Poor Clara năm 1744 ở Majorca đã vạch ra chiến lược đó cuả ông. Trong bài giảng, ông sử dụng như là một điệp khúc một giòng của Thánh Vịnh 33, “Hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho thấy Chuá thiện hảo dường bao.”

Ông nói rằng Chúa giống như một món ăn ngọt ngào, một viên kẹo. Nếu bạn không nếm thử nó, bạn không biết những gì bạn đang thiếu. Nhưng một khi bạn nếm thử, bạn có được một mong muốn càng ngày càng tăng.

Đó là cách ông ấy nghĩ rằng việc chuyển đổi sẽ đạt được sự thành công. Các dân tộc bản địa dần dần được tiếp xúc với một cộng đồng Kitô giáo và họ sẽ dần dần thấy những ham muốn sâu xa nhất của họ được thực hiện như ở các thành viên của cộng đồng này.

Tại sao người Da Đỏ gia nhập vào các mission?

Người bản địa gia nhập vào các mission ở California vì một loạt các lý do. Một số rõ ràng có sự quan tâm đến đạo Công Giáo. Số khác mang con cái ốm đau đến rửa tội với hy vọng rằng các linh mục có thể có thể chữa bệnh cho chúng.

Một số đến vì các mission có thực phẩm. Điều đó là quan trọng vì những sự cố đang diễn ra ở California, quân đội và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha mang đến một số lượng lớn ngựa, la, lừa, cừu và dê. Những con vật này chắc chắn và nhanh chóng phá hủy cây cối, buị gai và buị dâu. là những nguồn thực phẩm truyền thống cuả người Da Đỏ trong nhiều thế kỷ. Họ (người Tây Ban Nha) cũng làm cho các thú rừng chạy xa khỏi những nơi truyền thống mà người Da Đỏ thường tới săn bắt.

Sự phát triển thuộc địa cuả Tây Ban Nha rất nhanh chóng làm cho cách sinh sống truyền thống bản địa khó có thể duy trì. Vì vậy, một số người đã gia nhập các mission vì lối sống truyền thống đã bị phá hủy bởi những kẻ xâm lược.

ông Serra có nhận ra điều này không?

Chắc là không.

Làm thế nào mà mục đích tôn giáo của mission có thể hoà hợp với các mục đích khác, như các mục đích cuả đế quốc?

Serra biết ông là một phần của đế chế Tây Ban Nha, và ông tin vào đế chế. Nhưng ông và các nhà truyền giáo khác nghĩ rằng một phần quan trọng của họ là để bảo vệ những người Da Đỏ chống lại những khuynh hướng xấu nhất của đế quốc.

Theo cách đánh giá từ thế kỷ 16 cuả một linh mục dòng Ða Minh là Antonio de Montesinos và Bartóleme de las Casas về chủ nghĩa thực dân, thì các nhà truyền giáo thường nghĩ rằng họ đang bảo vệ các người dân tộc tránh khỏi các tiềm năng bị khai thác bởi những người lính, chủ trang trại, các thợ mỏ và dân đi định cư.

Vì vậy, họ thường cố gắng để giữ người dân bản địa sống tách rời các nhóm khác. để làm như vậy, có khi họ đi ‘đường tắt’. Nghiã là, họ đã không giải thích kỹ lưỡng cho các dân tộc bản địa thế nào là rửa tội, từ quan điểm của họ, đó là một cam kết suốt đời và việc nhập vào một mission là một con đường một chiều – bạn có thể đi vào, nhưng bạn không được phép đi ra.

Giáo sư có vẻ nói rằng người Da Đỏ đã bị các nhà truyền giáo đã bắt làm nô lệ?

Cưỡng ép cũng đã là một phần trong hệ thống mission, nhưng tôi sẽ không nói rằng họ bị bắt làm nô lệ. Chế độ nô lệ là một hệ thống pháp luật cụ thể. Nói như vậy trong bối cảnh ở đây thì giống như là so sánh nó tương đương với hoàn cảnh cuả người da đen bị đối xử ở miền Nam Hoa Kỳ, và đó là hai loại rất khác nhau. Những người da đó (ở California) chắc chắn bị coi là thấp kém hơn. Nhưng họ đã không bị coi là tài sản, nhưng là giống như mọi người khác.

Thái độ và hành vi cuả ông Serra đối với người Da Đỏ ra sao?

Thái độ và hành vi của ông là thẳng thắn và rõ ràng là một gia trưởng. Cùng với 99 phần trăm người châu Âu vào thời điểm đó, ông nghĩ rằng những dân tộc khác thua kém người châu Âu. Có một cuộc tranh luận lớn trong đế chế Tây Ban Nha khi mới thành lập là có nên cho rằng các dân tộc bản địa cũng có thể có một đầu óc lý trí hay không.

Khi ông Serra đến thế giới mới, nhiều nhà tư tưởng Tây Ban Nha tin rằng các dân tộc bản địa của châu Mỹ đang còn ở trong tình trạng “non trẻ tự nhiên”, giống như là những đưá trẻ. Serra đã chia sẻ quan điểm đó và do đó trên căn bản ông đã có một thái độ gia trưởng.

Vì thái độ gia trưởng cho nên, có lúc, đã dẫn đến một vài hành vi mà ngày hôm nay người ta thấy khó để biện minh. Thí dụ nếu một người rời khỏi nhiệm vụ mà không có phép, người sẽ bị lùng bắt bởi những người lính và người da đó khác. Nếu họ bị bắt trở lại, hình phạt thường là đánh roi. Quân đội và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha nghĩ rằng họ đang làm việc trừng phạt một đứa bé để làm cho chúng hiểu phải nên cư xử ra sao.

Người Da Đỏ có theo đạo tại mission không?

Khá rõ ràng là trong lúc đầu các dân tộc bản địa đã làm những gì mà người châu Âu, lúc còn được gọi là “man rợ”, đã làm hàng ngàn năm trước đó. Họ đã giải thích Kitô giáo qua truyền thống của mình, qua các vị thần và tâm linh truyền thống. Vì vậy, những gì xẩy ra tại những mission là một sự kết hợp, một chủ nghĩa hỗn tạp, một sự ghép chung giữa truyền thống bản địa ở California và linh đạo Công Giáo nhập khẩu từ Tây Ban Nha và Mexico.

Theo thời gian, một số nhà truyền giáo hiểu rõ điều này và chấp nhận nó. Những người khác thì thiếu kiên nhẫn. ông Serra có thể được đặt vào một vị trí trung dung nào đó.

Ông Serra có thích người Da Đỏ không?

Sau khi chúng tôi đã nghiên cứu nhiếu cuốn sách, chúng tôi đi đến kết luận rằng ông Serra là một nhân vật phức tạp hơn nhiều so với một nhân vật cuả những người ủng hộ hay chống đối ông. Ông có thể là một nhân vật rất mâu thuẫn.

Một mặt, ông thực sự yêu quí các dân tộc bản địa, những người ông đã rửa tội bởi vì đó là lý do ông đến với thế giới mới.

Ví dụ, ông giữ một cuốn nhật ký của cuộc hành trình từ Loreto ở Baja California đi đến San Diego năm 1769. Đối với ông, một trong những ngày nhiều cảm xúc nhất của cuộc đời xẩy ra tại một nơi ở Baja California, khi một nhóm người bản địa chưa rửa tội đã đi ra khỏi rừng và trình diện trước một linh mục. Đây là lần đầu tiên trong đời ông đã đích thân gặp một nhóm người Da Đỏ chưa rửa tội như thế. Ông đã bị choáng ngợp.

Trong nhật ký của mình, ông viết: “Tôi hôn lên mặt đất và tạ ơn Chúa đã cho tôi những gì tôi đã mong muốn từ nhiều năm.” Nó thực sự là một kinh nghiệm rất tình cảm cho ông ta. Sau 19 năm ở Mỹ, cuối cùng ông đã có thể làm được những gì ông phải làm: rao giảng cho những người ngoại đạo.

Tôi nghĩ rằng những người dân bản địa mà ông gặp có thể cũng nhận rằng ông ta thực sự muốn được ở gần họ. ông ấy thực sự rất thích được ở với các dân tộc bản địa bởi vì ông cảm thấy rằng là một nhà truyền giáo là điều quan trọng nhất đối với ông ta.

Tóm lại, ông đã từng là một giáo sư và một nhà giảng đạo cực kỳ bình dân. Ông có thể trở thành một vị giám tỉnh cuả dòng Phanxiocô của đảo Mallorca. Ông đã từ bỏ tất cả vì ông thấy rằng đời sống khoa học đã không cho ông ta hài lòng. ông muốn làm công việc mục vụ trực tiếp. ông ấy thích thú và hạnh phúc nhất khi ông ta làm điều đó.

Thực ra việc dùng trực giác để suy đoán về những suy nghĩ, động cơ và hành vi cuả dân bản điạ qua các tác phẩm của các quan chức thuộc địa thì luôn luôn là vô cùng khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng thật là hợp lý để phỏng đoán rằng một số người dân bản địa đã hiểu và đánh giá cao ông ta, đặc biệt là ở khu vực xung quanh những nơi ông đã dành hầu hết thời gian của mình, ở Carmel. Ông ta là một người hạnh phúc nhất khi ông ta trực tiếp tham gia vào công tác mục vụ.

Ông ta không hài lòng nhất khi ông phải đối phó với những người lính và các thống đốc. ông Serra chưa bao giờ gặp một thống đốc quân sự mà ông thích. Ông làm việc với ba thống đốc và ông càng không thích người đến sau nhiều hơn người trước đó.

Ông cũng có xu hướng không vui khi ông phải đối phó với bề trên của nhà dòng ở Mexico City. Đôi khi ông nghĩ rằng họ không hiểu những gì ông đã cố gắng làm. Cấp trên của ông thường nghĩ rằng ông đã quá nôn nóng và thiếu thận trọng trong việc thiết lập rất nhiều mission một cách nhanh chóng. Có lẽ những chỉ trích như thế là luôn xảy ra với một chức vụ như ông. Thật vậy, các nhà truyền giáo dòng Tên ở Arizona, Eusebio Kino, cũng phải trải qua những kinh nghiệm khó xử với cấp trên tương tự.

Đã có lần, Serra phàn nàn về tất cả những điều này: “Tôi phải bỏ cả một nửa cuộc đời để viết báo cáo.” Ông rõ ràng rất buồn vì phải bỏ ra nhiều nỗ lực cho các hoạt động như vậy.

Điều làm cho ông hạnh phúc nhất là làm một nhà truyền giáo ở giữa dân ngoại. Điều khiến ông ta đặc biệt hạnh phúc là có thể làm điều đó trực tiếp một-đối-một với các dân tộc bản địa. Khi ông mô tả sự tương tác giữa con người, ông có xu hướng không chấp nhận cái thực tế là ông đã là một phần của một hệ thống thuộc địa lớn hơn, có lúc vô cùng tàn bạo và rất đẫm máu.

Người Da Đỏ có thích ông ấy không?

Chắc chắn là một số đã có. Các nền văn hóa bản địa cuả California hồi đó không dùng văn bản. Đó là một nền văn hóa truyền khẩu. Vì vậy, các học giả đã cố gắng suy đoán ra các phản ứng cuả các dân tộc bản địa qua các báo cáo có thiên vị của các nhà văn Tây Ban Nha. Ngay cả với những e dè đó, tôi nghĩ rằng một số người đã thực sự thích ông, và họ ưa chuộng ông. Họ gọi ông ta là Padre Viejo, bố già.

Ông ta cũng thích như vậy. Ông già hơn so với hầu hết những người Tây Ban Nha hay Mexico mà người bản địa đã gặp. Ông cũng lùn hơn và yếu ớt hơn so với họ. Tôi nghĩ rằng một số người bản điạ coi ông ta gần như là một linh vật (thần linh).

Ví dụ vào tháng 12 năm 1776, ông đi qua vùng Santa Barbara, và đã có một cơn mưa rất lớn. Vì vậy, nhóm của ông phải rời bãi biển và đi lên chân núi để tránh sóng. Họ đã bị sa lầy trong bùn.

Đột nhiên, và không biết từ đâu, một nhóm người Da Đỏ Chumash xuất hiện. Họ nâng Serra lên cao và đưa ông qua bùn để tiếp tục cuộc hành trình. Họ ở lại với ông một vài ngày, và ông đã cố gắng dạy cho họ một số bài hát. Đó là những điều mà ông rất thích.

Những người bản địa khác, ví dụ người Kumeyaay đã nổi loạn ở San Diego vào năm 1775, đã phá hủy mission ở đó và giết chết một linh mục, rõ ràng là họ đã không thích hệ thống mission. Trong thực tế, sau biến cố đó, Serra viết cho vị phó vương và xin rằng, dù cho nếu ông có bị giết bởi một người Da Đỏ, thì người Da Đỏ ấy phải được tha thứ chứ không bị hành quyết.

Vì vậy, có người đã thích ông, nhưng có người khác nghĩ rằng ông đã phá hủy cuộc sống của họ. Phản ứng bản địa ở các vùng chiếm đóng cuả Tây Ban Nha ở California thì cũng tương tự như những phản ứng tự nhiên đối với những cuộc xâm nhập khác của chủ nghĩa thực dân châu Âu ở châu Mỹ. Chắc chắn là có nhiều tiêu cực hơn là chấp nhận, và phức tạp và hỗn hợp.

Người Da Đỏ có bị khai thác để hỗ trợ hệ thống mission không?

Có. Hệ thống mission đã phát triển theo thời gian và đã trở thành rất khác sau cái chết của Serra ở năm 1784. Đó là kết quả của một vài trường hợp.

Trong năm 1810, (sau khi Serra đã chết), Miguel Hidalgo và Juan María Morelos đã nổi dậy giành độc lập ở Mexico. Nếu bạn là phó vương vào thời điểm đó, bạn sẽ làm tất cả mọi thứ để có thể đánh bại cuộc nổi dậy này. Vì vậy, các tàu bè, từng vận chuyển hàng hoá từ Mexico lên California, phải ngưng lại, bởi vì tất cả mọi nguồn lực đã được chuyển hướng để chống lại Hidalgo và Morelos.

Bất ngờ như vậy, California không còn nhận được sự tiếp vận thường xuyên. Các mission tại California lúc đó là những tổ chức tốt nhất để đối phó với tình hình này vì vào thời điểm đó, họ đã khá thành thạo trong việc sản xuất thực phẩm.

Họ có thợ rèn, thợ mộc lành nghề và những nghề khác. Nhiều tay nghề là người Da Đỏ, đã được đào tạo từ các tay thợ người Mexico, và họ cũng đã truyền nghề cho con cháu của mình. Vì vậy, các mission đã trở thành công cụ kinh tế của California từ khoảng 1810 trở đi.

Kết quả là các mission đã phải tìm thêm người bàn điạ ở những vùng xa hơn bờ biển và xa hơn để đáp ứng nhịp độ sản xuất. Vào đầu thập niên 1820, các nhà truyền giáo đã trở thành gần như là những trại chủ hơn là những nhà truyền giáo. Họ đã bán da và mỡ động vật cho các thương gia người Mỹ và người Anh đang giao dịch dọc theo bờ biển.

Các nhà truyền giáo chắc chắn không mô tả mình là chủ trại, nhưng tôi nghĩ rằng đó là những gì đã xảy ra. Và mối quan tâm về chăn nuôi và hoạt động truyền giáo đã không luôn luôn đi song hành với nhau.

Ví dụ, sự tự do đi lại trong các mission đã bị hạn chế hơn. Một ví dụ là đàn bà con gái đã bị nhốt vào ban đêm vì các vị truyền giáo nghĩ rằng, và họ cũng có lý do, là một số binh sĩ có thể hãm hiếp họ nếu không bảo vệ họ.

Nhưng tập trung nhiều người trong một khu vực khép kín và chật chội tạo ra một môi trường rất không vệ sinh. Những người đàn bà con gái đặc biệt dễ bị lây các bệnh tật mà cơ thể cuả họ chưa phát triển tính miễn trừ. Do đó và do nhiều lý do khác nữa, chẳng hạn như công việc nặng nhọc, mà tỷ lệ tử vong trong những mission thì rất cao và tăng lên theo thời gian.

Rõ ràng, các nhà truyền giáo đã không có hiểu biết về lý thuyết vi trùng, hoặc bất cứ điều gì như thế. Nhưng, họ biết là có một số lượng lớn người chết bởi vì họ làm đám tang, và giữ sổ sách ghi lại rất đầy đủ về các phép bí tích. Một số nhà truyền giáo đã tỏ ra vô cùng khó chịu, nhưng cũng có người khác dường như đã tự an ủi rằng điều này đơn giản có nghĩa là có thêm nhiều linh hồn được lên thiên đàng. Thật là rất chói tai và phẩn nộ khi phải đọc những lời đó ngày hôm nay.

Vậy thì nhà dòng Phanxicô hay Giáo Hội có làm giàu nhờ các mission không? Những lợi nhuận đó có được đưa về Mexico hoặc Tây Ban Nha không?

Sau năm 1810, các mission có một thu nhập đáng kể. Nhưng những nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tài chính và sổ sách kế toán thì khá rõ ràng rằng một số lượng áp đảo của thu nhập này, hơn 90 phần trăm, đã được trực tiếp đưa trở lại các mission, đặc biệt là cung cấp quần áo cho người dân tộc và cung cấp các đồ lễ dùng trong phụng vụ, trong việc dậy giáo lý và các phép bí tích. Rất ít được đưa về Mexico hoặc Tây Ban Nha.

Những lời buộc tội, thực hiện bởi một số đối thủ của việc truyền giáo từ thời điểm đó và đôi khi được lặp đi lặp lại từ đó cho đến nay, rằng Giáo Hội nói chung hay các nhà truyền giáo nói riêng đã đặc biệt làm giàu cho mình, dường như là vô căn cứ.

Điều gì đã xảy ra cho người Da Đỏ và đất truyền giáo khi chính phủ Mexico kết thúc hệ thống mission vào năm 1830?

Những linh mục luôn luôn nói rằng, “đất là thuộc về người Da Đỏ, và chúng tôi giữ nó cho người Da Đỏ.” Nhưng tuỳ theo pháp luật cuả mổi nơi, thì đó chỉ là thực tế kỹ thuật mà thôi. Trong thực tế, đất bị chính phủ Mexico phân chia cho các gia đình danh giá cuả California.

Vì vậy, người Da Đỏ đã trở thành những tay thợ cuả những ranchos (nông trại). Ở trong ranchos, nhiều người Da Đỏ đã trở thành những lao động giá trị, vì có kỹ năng học được tại các mission. Vì vậy, cuộc sống của họ cũng na ná giống như lúc còn ở trong các mission. Sự khác biệt là họ có thể ra đi nếu họ muốn.

Với tất cả những điều này, Giáo Sư nghĩ gì về vấn đề phong thánh cho LM Serra?

Tôi là một nhà sử học, không phải là một nhà thần học. Nhưng tôi đã cố gắng theo dõi những cuộc tranh luận và tôi biết một số người bản xứ ở California đang rất chống đối cuộc phong thánh cho cha Serra. Nhiều người có một lập luận sâu sắc, có khớp nối, đam mê và cá nhân.

Tôi nghĩ rằng các lập luận tựu trung dựa vào hai mối quan tâm. Đầu tiên, họ lo ngại rằng việc phong thánh cho cha Serra là có ngụ ý vinh danh toàn bộ hệ thống mission, bao gồm tất cả các hình phạt, bệnh tật và cái chết. Mối quan tâm thứ hai là việc phong thánh cho cha Serra có mục đích bào chữa và minh oan cho vai trò của Giáo Hội trong việc mở rộng thuộc địa – và như thế, là ban phước lành cho việc mở rộng châu Âu sang châu Mỹ và gây ra sự mất mát khủng khiếp cho cuộc sống bản địa và cho đất đai trong quá trình đó.

Về điểm thứ nhất, chúng tôi đã bàn một phần trong cuốn sách của chúng tôi nói về ảnh hưởng của các phong trào phục hưng Tây Ban Nha ở miền nam California vào những năm cuối thế kỷ 19, có ý đồ tạo ra cho Serra trở thành một biểu tượng cho tất cả mọi thứ đã xảy ra trong thời kỳ Tiền-Mỹ (trước khi trở thành nước Mỹ)ở California. Serra trở thành một biểu tượng bởi một nhóm chống-Anglo để thúc đẩy hơn nữa mục đích riêng của họ.

Cá nhân tôi không nghĩ rằng đó là một điều hợp lý làm cho Serra chiụ trách nhiệm cho toàn bộ 65 năm truyền giáo tại California. Hệ thống (mission) này được phát triển sau khi ông qua đời vào một cách mà ông không hề thiết kế hoặc có ý định như thế. Vì vậy, tôi không tin rằng việc phong hiển thánh cho ông có nghiã là Giáo Hội có ý định nói rằng tất cả những điều xảy ra trong các mission từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc là đầy tràn ơn phước. Tôi không nghĩ rằng phong thánh có nghĩa là người đó phải hoàn hảo, ngay cả tất cả mọi thứ đã xảy ra sau cái chết của ông, thậm chí một số hậu quả không ai có thể lường trước được. Nếu đó là những tiêu chí, có lẽ không bao giờ có ai đáng được phong thánh!

Về vấn đề thứ hai, cho rằng Giáo Hội không nên tham gia vào việc mở rộng thuộc địa, tôi nghĩ rằng lập luận như thế là nhìn vào lịch sử một cách quá đơn giản. Các nghiên cứu về quá khứ luôn luôn là một cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại, và tôi sợ rằng khái niệm này là quá độc quyền tập trung vào hiện tại để loại trừ quá khứ.

Như tôi đã nói trước đây, các nhà truyền giáo thường nghĩ rằng họ đại diện cho phía cạnh “nhân đạo” của chủ nghĩa thực dân, rằng họ đang bảo vệ các dân tộc bản xứ chống lại các thế lực áp bức của hệ thống (thực dân). Giáo Hội Công Giáo và Serra chắc chắn là một phần của quá trình thuộc địa. Trong khi tôi có thể hiểu được những người của thế kỷ 21 nói rằng tôn giáo nên đứng ngoài những cuộc chiếm đất thuộc địa và không nên biện minh cho nó, nhưng chúng ta không thể đơn giản xuất cảng quan điểm đó vào thế kỷ thứ 18. Thực tế lúc đó là lúc mà nhiều cường quốc châu Âu đang sắp đi vào California, và câu hỏi duy nhất cho Giáo Hội lúc bấy giờ là liệu có nên cố gắng tạo một ảnh hưởng gì đó từ bên trong hay muốn đứng ở ngoài quá trình đó và đánh mất mọi ảnh hưởng có thể có.

Thật vậy, chúng ta đã biết những gì đã xảy ra khi tôn giáo không có mặt để bảo vệ các dân tộc bản địa và không tham gia vào việc mở rộng thuộc địa. Nhiều ví dụ về các bộ lạc Da Đỏ ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 19 là những ví dụ ảm đạm. Trong thực tế, nếu có tội diệt chủng chống lại các dân tộc bản địa ở California, thì nó phải xảy ra trong các cuộc tìm vàng cuả thập niên 1850, khi người Mỹ ra giá cho việc truy tìm và lột da đầu người Da Đỏ, và các dân tộc bản địa của miền Bắc California đã bị tiêu diệt một cách dã man.

Dù với những lỗi lầm của họ, đã không từng có một nhà truyền giáo Tây Ban Nha hay Mexico ở California thốt ra một điệp khúc như chúng ta đã nghe ở giữa thế kỷ 19 ở Bắc Mỹ, rằng “chỉ có một loại Da Đỏ tốt, đó là một tên Da Đỏ đã chết.” Và không có một cuộc tàn sát quy mô tại các mission ở California nào giống như các cuộc tàn sát ở Sand Creek hay ở Wounded Knee ( trong cuộc tìm vàng.)

Tôi không biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô dự định công bố những gì trong cuộc phong thánh cho Serra. Nhưng tôi có thể hiểu rằng, sự sẵn lòng hy sinh những tiện nghi của một sự nghiệp rất thành công của Junipero Serra, sự từ bỏ nấc thang thăng tiến trong Giáo Hội, đi nửa vòng trái đất để sống phần còn lại của cuộc đời trong số những người mà ông chưa bao giờ thấy nhưng mà ông sâu sắc và thực sự yêu thương, và để đi mà không mong lợi lộc gì, là những thứ mà ông có thể dễ dàng có, người ta có thể thấy ngay những phẩm chất đó là rất phù hợp với những gì Giáo Hội đã coi như là dấu hiệu của sự thánh thiện.

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

Phụ tá hàng đầu của Vatican kết thúc chuyến thăm Việt Nam, nhấn mạnh niềm vui đối với các chủng sinh

Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 17 tháng 4 năm 2024, tường trình rằng: Đức Tổng Giám Mục...
Read More
Phụ tá hàng đầu của Vatican kết thúc chuyến thăm Việt Nam, nhấn mạnh niềm vui đối với các chủng sinh

Cuộc tử đạo của người Công giáo ở Rwanda năm 1994

Tại Rwanda, vào năm 1994, đã xảy ra cuộc tàn sát khủng khiếp với con số nạn nhân lên tới...
Read More
Cuộc tử đạo của người Công giáo ở Rwanda năm 1994

ĐHY Goh hy vọng chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô sẽ thúc đẩy việc canh tân đức tin tại Singapore

Sau thông báo về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương...
Read More
ĐHY Goh hy vọng chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô sẽ thúc đẩy việc canh tân đức tin tại Singapore

Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ: Linh mục được kêu gọi để được hạnh phúc

Trả lời phỏng vấn của Báo Quan sát viên Roma, nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi vào...
Read More
Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ: Linh mục được kêu gọi để được hạnh phúc

Cuộc gặp gỡ của các cha xứ tại Roma chuẩn bị cho Thượng Hội đồng

Từ ngày 29/4 đến ngày 2/5/2024 khoảng 200 cha xứ từ nhiều nơi trên thế giới được Ủy ban Thư...
Read More
Cuộc gặp gỡ của các cha xứ tại Roma chuẩn bị cho Thượng Hội đồng

Đức Thánh Cha tiếp các tu sĩ Dòng Cát Minh Nhặt phép

Sáng thứ Năm, ngày 18/4/2024, Đức Thánh Cha tiếp các bề trên Dòng Cát Minh Nhặt phép, nhân dịp các...
Read More
Đức Thánh Cha tiếp các tu sĩ Dòng Cát Minh Nhặt phép

4% số tân linh mục ở Hoa Kỳ năm 2024 là người gốc Việt

Theo khảo sát thường niên của Trung tâm Nghiên cứu về Hoạt động Tông đồ (CARA) tại Đại học Georgetown,...
Read More
4% số tân linh mục ở Hoa Kỳ năm 2024 là người gốc Việt

Giáo hội Công giáo Singapore cảnh giác về việc lừa đảo bán vé cho chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô

Ngày 15/4/2024, Giáo hội Công giáo Singapore đã đưa ra những lời khuyên cảnh báo người dân về các cá...
Read More
Giáo hội Công giáo Singapore cảnh giác về việc lừa đảo bán vé cho chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô

Hội đồng Hồng y Cố vấn nhóm họp với Đức Thánh Cha

Trong hai ngày 15 và 16/4, Đức Thánh Cha đã có cuộc họp với Hội đồng Hồng y Cố vấn...
Read More
Hội đồng Hồng y Cố vấn nhóm họp với Đức Thánh Cha

ĐTC Phanxicô: Tôi rất yêu mến Đức Piô X và đã luôn yêu mến ngài

Trong lời tựa viết cho cuốn sách “Tỏ lòng tôn kính Đức Piô X. Những bức chân dung đương đại”,...
Read More
ĐTC Phanxicô: Tôi rất yêu mến Đức Piô X và đã luôn yêu mến ngài

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS