Trước phán quyết đau buồn của Tối Cao Pháp Viện Mỹ về hôn nhân, người Công Giáo được kêu gọi sống chứng nhân

Nghe bài này

Mặc dù Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ công nhận quyền hôn nhân đồng tính, Hội đồng giám mục Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi người Công Giáo hãy can đảm sống chứng nhân cho sự thật của hôn nhân.

“Bất kể những gì đa số nhỏ hẹp của Tòa án Tối cao đã tuyên bố tại thời điểm này trong lịch sử, bản chất của hôn nhân cuả loài người vẫn không thay đổi và không thể thay đổi,” Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, chủ tịch hội đồng các giám mục Hoa Kỳ cho biết.

“Chúa Giêsu Kitô, chuá cuả tình yêu, đã dạy rõ ràng rằng hôn nhân ngay từ khởi đầu là sự hợp nhất suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà,” Tổng Giám mục Kurtz nói thêm. “Là giám mục Công Giáo, chúng tôi đi theo chân cuả Chúa và chúng tôi sẽ tiếp tục giảng dạy và hành động theo sự thật này.”

Trong một quyết định 5-4 ngày thứ Sáu, Tối Cao Pháp Viện đã phán quyết vụ Obergefell v. Hodges rằng, theo Tu chính án thứ mười bốn, các tiểu bang phải cấp giấy phép kết hôn cho các cặp vợ chồng đồng tính và công nhận hôn nhân đồng tính cuả các tiểu bang khác.

Tu chính án thứ mười bốn bảo vệ quyền của mọi công dân được “sống, tự do, và tài sản” trên mặt luật pháp, bảo đảm cho họ “sự bảo vệ bình đẳng trên pháp luật” ở các tiểu bang. Trong trường hợp này, tòa án phán quyết rằng định nghĩa hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ tước đoạt các cặp đồng tính quyền kết hôn hợp pháp của họ.

Phán quyết lật ngược quyết định tháng mười cuả toà thượng thẩm quận 6 của Mỹ đã duy trì luật hôn nhân truyền thống ở các tiểu bang Michigan, Ohio, Kentucky và Tennessee. Sau phán quyết này thì hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp trên tất cả 50 tiểu bang.

Mặc dù Tòa án công nhận quyền hợp pháp cuả hôn nhân đồng tính, người Công Giáo phải dạy và làm chứng cho hôn nhân thật sự, các giám mục Hoa Kỳ khẳng định.

“Ý nghĩa độc đáo của hôn nhân như là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ đã được ghi trong cơ thể cuả chúng ta là nam và nữ,” Tổng Giám mục Kurtz phản ánh.

“Việc bắt buộc định nghĩa lại hôn nhân trên khắp đất nước là một lỗi lầm bi thảm làm tổn hại đến lợi ích chung và đến những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Luật pháp phải có nhiệm vụ hỗ trợ quyền cơ bản của mọi đứa trẻ là được giáo dục, nếu có thể, bởi cả cha và mẹ của mình trong một gia đình ổn định. ”

Mặc dù phán quyết, người Công Giáo cần tiếp tục rao giảng sự thật về bản chất của hôn nhân với “đức tin, hy vọng và tình yêu” cho tất cả mọi người, và mời gọi “tất cả mọi người hiện chí” hổ trợ người Công Giáo trong việc ” tự do tìm kiếm, sống và làm chứng cho sự thật ”

Phán quyết “sẽ không kết thúc các cuộc tranh luận về hôn nhân và tại sao nó quan trọng đối với chính sách công,” là lời cuả bà Jennifer Marshall, Phó chủ tịch viện ‘gia đình, cộng đồng, và cơ hội’ (the Institute for Family, Community, and Opportunity) cuả viện Heritage Foundation.

Các chuyên gia pháp lý thừa nhận rằng sau phán quyết Obergefell này, thì sự hỗ trợ cho ‘hôn nhân thật sự’ sẽ gặp nhiều trở ngại xã hội và pháp lý đáng kể.

“Định nghĩa lại hôn nhân để trở thành một định chế vô giới tính như thế sẽ thay đổi cơ bản cuả hôn nhân”, ông Ryan Anderson, chuyên viên nghiên cứu về định chế và chính sách công của Mỹ tại Heritage Foundation cho biết.

“Nó làm cho mối quan hệ (hôn nhân) dựa vào những mong muốn của người lớn nhiều hơn là về những nhu cầu và quyền lợi của trẻ em,” ông nói thêm.

“Chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo của những người tiếp tục tuân theo sự thật của hôn nhân là giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.”

Tòa án Tối cao cũng đã trở thành “những người cổ võ ” cho việc tái định nghĩa hôn nhân, một vấn đề mà chính ra phải được giải quyết qua tiến trình dân chủ, theo ông Caleb Dalton, một cố vấn pháp lý cuà Alliance Defending Freedom (Liên minh Bảo vệ Tự do.)

Tòa án đã “phát minh ra một quyền hiến pháp mới,” ông Dalton nói.

“Tu chính án thứ mười bốn không đề cập đến hôn nhân, nhưng ngày nay Tòa án tối cao đã quyết định rằng họ biết nhiều hơn hàng triệu người Mỹ về những chính sách xã hội nào là tốt nhất đối với Hoa Kỳ.”

Phán quyết này tạo ra sự xung đột pháp lý giữa những vấn đề về hôn nhân và vấn đề tự do tôn giáo ở cấp quốc gia, và hậu quả cho tự do tôn giáo có thể là nghiêm trọng, ông Dalton lưu ý.

Những xung đột như thế đã xảy ra trong các tiểu bang hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, và nhiều chủ doanh nghiệp phải đã bị kiện cáo vì lý do phân biệt đối xử khi họ từ chối phục vụ những đám cưới đồng tính vì lý do tôn giáo.

Bây giờ hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp trên toàn quốc, nhiều vụ kiện như thế này có thể sẽ xảy ra.

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS