Chân dung mục tử: Đức Hồng Y tân cử Okpaleke đã bị giáo dân và linh mục xua đuổi 7 năm dài.

Nghe bài này

Tảng đá những thợ xây loại bỏ:

Đức Hồng Y tân cử Ebere Okpaleke cuả Nigeria, 59 tuổi, trẻ thứ 2 trong số 21 vị sẽ được lãnh mũ đỏ ngày 27 tháng 8 này, là người đã từng bị giáo dân và linh mục cuả mình phản đối và cấm cửa 7 năm trời dài.

Ngài từng là một ngôi sao sáng trong cả hai lãnh vực mục vụ và hành chính. Sau khi thụ phong LM và học Luật Hội Thánh ở Roma trở về, ngài đã nhận lãnh những sứ vụ càng ngày càng quan trọng trong 20 năm trời như làm tuyên úy đại học, làm chánh xứ, quản lý tài chánh giáo phận, làm chưởng ấn toà GM, và là thành viên cuả hội đồng GM Nigeria.

Ngài được DGH Benedictô (nay nghỉ hưu) chọn làm giám mục điạ phận Ahiara vào năm 2012 nhưng lập tức bị giáo dân và giáo sĩ cuả địa phận này phản đối vì lý do sắc tộc cuả ngài không phải là người địa phương Mbaise, đã có sẵn nhiều LM tài ba và xứng đáng.

Vì có sự phản đối dai dẳng cho nên việc phong chức cho ngài không thể cử hành trong nhà thờ chính toà cuả địa phận được mà phải cử hành ở một chủng viện ngoài giaó phận. Nhưng sau đó giáo dân và giáo sĩ đã bao vây toà giám mục, cấm cửa không cho ngài vào làm việc.

Sự việc kéo dài đến năm 2017 thì DGH Phanxicô ra hẹn 30 ngày cho các giáo sì cuả giáo phận Ahiara phải viết thư cho DGH với lời hứa vâng phục và chấp nhận vị mục tử mới, nếu không sẽ bị cách chức. Hàng giáo sĩ tuy có viết thư, nhưng vẫn phản đối Vatican là phân biệt chủng tộc.

Để làm lắng dịu tình hình và để giải quyết các bế tắc cho địa phận Ahiara, là trách nhiệm và cũng là đàn chiên cuả mình, ĐGM Okpaleke đã xin từ chức lên DHG với lời lẽ như sau: “Con trộm nghĩ việc thi hành sứ vụ mục tử cuả con trong một giáo phận mà có những giáo sĩ và giáo dân rất mạnh mẽ không muốn con sống giữa họ, thì một sứ vụ như vậy không có hiệu quả.”

Toà Thánh chấp thuận đơn từ chức ngày 19/2/2018.

Như vậy người ta đã tưởng ‘con đường hoạn lộ’ cuả ĐGM Okpaleke chỉ đến thế mà thôi!

Trở nên đá tảng góc tường:

Nhưng hai năm sau, DGH Phanxicô thành lập thêm một giáo phận ‘nông nghiệp’ mới là giáo phận Ekwulobia và ban hành sắc lệnh triệu hồi giám mục Okpaleke đang ‘nghỉ hưu’ ra làm giám mục Ekwulobia. Sau cùng thì một vị giám mục có tài nhưng ‘không có đất dung thân’ cũng tìm được một mảnh đất, dù là nhỏ và nghèo, để dụng võ. Ngài nhậm chức ngày 29/4/2020.

Như Chuá Giêsu đã nói “tảng đá những thợ xây loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường”, vào ngày 29 tháng 5 năm 2022 vừa qua, một cách vô cùng bất ngờ, DGH Phanxicô tuyên bố ngài chọn ĐGM Okpaleke trở thành một Hồng Y của Nigeria.

Cái tin được nâng phẩm trật lên hàng Hồng Y là bất ngờ cho mọi người, nhưng không ai lại bất ngờ cho bắng chính ĐGM Okpaleke.

Sự việc là một tuần trước đó trên các mạng xã hội người ta đã đồn đãi rằng ĐGM Okpaleke bị chết và cái tin đồn nhảm đó đã lan ra như rươi…cho nên khi được báo tin trở thành Hồng Y, ngài đã không tin chút nào, cho rằng đây lại là một “tin phiạ” để gài hỡm ngài.

Chân dung một Hồng Y:

Một con người đã dâng mình cho Chuá thì không mong mỏi nhiều, cho nên không coi trọng những cái vinh cũng như những cái nhục. Điều đó biểu lộ ra rõ ràng qua cuộc phỏng vấn cuả báo Crux do bà Inés San Martín, phóng viên thường trực ở Vatican thực hiện. Chúng tôi xin trích dịch cuộc phỏng vấn ra sau đây để độc giả nhìn rõ hơn về chân dung cuả một vị ‘hoàng tử mới cuả Hội Thánh’ còn rất trẻ, rất mới này.

(trích Crux)

Crux: Như thế nào ĐGM phát hiện ra rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong cho ĐGM tước vị Hồng Y? ĐGM đã nhận đón tin tức đó như thế nào?

ĐGM Okpaleke: Tôi đã được hai linh mục báo cho trong khi vẫn còn trong nhà thờ. Vào Chúa Nhật, ngày 29 tháng 5 năm 2022, tôi đến thăm một giáo xứ trong giáo phận – Giáo xứ Thánh Patrick, ở Nawfija – và ban Bí tích Thêm sức cho 138 em trẻ. Tại phòng thay áo, sau khi thay lễ phục, hai linh mục vừa hướng dẫn phụng vụ xong tiến lại gần tôi và mỉm cười chào đón, “Chào Đức Hồng Y!” Họ nhấn mạnh vào chữ Hồng Y. Tất nhiên, tôi giật mình, và hàng nghìn suy nghĩ chạy qua tâm trí tôi.

Khoảng một tuần trước, đã có một linh mục gọi điện cho tôi. Khi tôi bắt máy, giọng Cha ấy lộ rõ ​​vẻ nhẹ nhõm: Cha ấy nói với tôi rằng ngài đọc trên mạng xã hội rằng tôi đã chết. Cuống cuồng, ngài gọi cho giáo phận, nhưng không ai bắt máy, ngài đã đánh bạo gọi đến số riêng của tôi mà không biết phải chờ đợi điều gì. May mắn thay, tôi trả lời. Điều đó xác nhận cho ngài rằng cái tin là giả mạo.

Vì vậy, thông tin về việc Hồng Y làm tôi nhớ đến vụ đó và ngay lập tức tôi bác bỏ đó là tin giả. Không lâu sau, một nhân viên tháp tùng theo tôi đưa điện thoại của anh ta đến vì cha trưởng ấn giáo phận đang gọi. Ngài cũng báo cho tôi thông tin tương tự.

Giống như Thánh Tôma trong Tin Mừng, tôi nghi ngờ rằng điều đó quá tốt để thành sự thật, cho nên tôi yêu cầu kiểm chứng nguồn thông tin. Ngài đã thực hiện một số nghiên cứu. Ngài đã tìm đến trang tin tức của Vatican để xác nhận. Nhưng chỉ sau khi nhận được nhiều cuộc gọi từ các giám mục Nigeria khác thì cái tin mới thấm xuống và cũng cướp đi giấc ngủ của tôi trong vài ngày.

Đó là điều ngạc nhiên lớn nhất mà tôi có trong đời.

ĐGM tưởng tượng cuộc sống của ngài sẽ thay đổi như thế nào vào tháng 8 tới?

Cuộc sống của tôi đã thay đổi rồi. Trong nhiều ngày, số gọi và tin nhắn tôi nhận được tăng vọt. Các vị Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới đã gửi cho tôi những thông điệp chúc mừng cũng như các tổng giám mục và giám mục Nigeria và từ các giáo phận nơi chúng tôi có các linh mục ‘fidei donum’ (thân thiện, món quà cuả niềm tin). Bạn bè và gia đình cũng gửi lời chúc tốt đẹp. Tôi rất biết ơn vì những điều này. Nếu không có thông báo này, tôi tự hỏi tờ báo của bà (CRUX) sẽ có hứng thú gì với một cuộc đời và mục vụ của một giám mục giản dị trong một giáo phận nông thôn và mới. Đây là những dấu hiệu cho thấy những gì tương lai sẽ mang đến – một giai đoạn lớn hơn và nhiều trách nhiệm hơn ngoài một giai đoạn trong Giáo phận Công Giáo Ekwulobia.

Trở lại khi một số giáo sĩ ở giáo phận Ahiara phản đối sự bổ nhiệm cuả ĐGM, ĐGM có bao giờ tưởng tượng Đức Thánh Cha sẽ phong cho ngài tước vị Hồng Y không? ĐGM có thấy đó là dấu hiệu của sự hỗ trợ cuả ĐTC sau những năm đau khổ?

Người Igbo nói, ama anaghị agbara uche. Nghiã là tương lai không đến vì có sự giám sát của con người. Vì vậy, từ khi tôi có ý thức như một con người cho đến khi được thông báo vào ngày 29 tháng 5 năm 2022, tôi chưa bao giờ và không bao giờ có thể tưởng tượng được sẽ trở thành một Hồng Y.

Một trong những câu hỏi mà tôi hy vọng sẽ hỏi Đức Thánh Cha là ngài đã nhìn thấy điều gì ở tôi khiến ngài kêu gọi tôi đảm nhận vai trò mới này trong Giáo Hội. Tôi biết rằng nếu tôi được quyền đề cử ai đó trong số các tổng giám mục và giám mục ở Nigeria, thì tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến mình. Tôi thậm chí không thể nói rằng việc đề cử là một dấu hiệu của sự ủng hộ, như bà vừa nói, “sau những năm đau khổ” do câu chuyện tại Giáo phận Ahiara. (ở các nơi khác) Các linh mục và giám mục cũng phải chịu đựng và vẫn đang phải gánh chịu những điều còn tồi tệ hơn.

Câu hỏi mà tôi luôn tự hỏi bản thân mà tôi chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng nào là ‘tại sao lại là tôi?’ Nhân tiện, giáo phận Ahiara vẫn gần guĩ trong trái tim tôi. Tôi đã gặp và đánh giá cao chiều sâu đức tin và lòng tốt nơi nhiều linh mục, những người được thánh hiến và nhiều giáo dân của giáo phận đó. Hơn nữa, lịch sử của tôi không thể được viết mà không đề cập đến giáo phận đó cũng như lịch sử của giáo phận mà không đề cập đến tên tôi. Chỉ Chúa biết tại sao lại cho phép những gì đã xảy ra. Càng nghĩ về những gì diễn ra, tôi càng tin rằng đó không phải là chuyện cá nhân. Tôi chưa từng bước chân vào giáo phận. Vì vậy, nó không phải là về những gì tôi đã làm hoặc không làm được. Thay vào đó, nó là về một số khác biệt sâu xa và âm ỉ và tranh chấp giữa các nhóm văn hóa Igbo. Giống như một cột thu lôi, việc bổ nhiệm giám mục (của tôi vào lúc đó) đã châm ngòi cho một ngọn lửa và thu hút sự chú ý đến một số vấn đề cốt lõi. Chuỗi sự kiện này, suy nghĩ lại, là cần phải đối diện với những vấn đề nhức nhối này, và tạo cho chúng vị trí xứng đáng trong nỗ lực truyền bá phúc âm hóa, và những suy tư và vận động hướng tới một bản sắc văn hóa Igbo.

Sau công nghị tấn phong Hồng Y, các Hồng Y thường được bổ nhiệm làm cố vấn hoặc thành viên của một hoặc một số văn phòng Vatican. Nếu ĐGM có thể chọn một hay nhiều dicastery, ĐGM có thấy rằng ĐGM có thể hữu ích nhất với văn phòng nào?

Tôi chưa bao giờ là một Hồng Y và tôi cũng chưa bao giờ mơ ước được trở thành một trong số đó. Vì vậy, tôi không bao giờ quan tâm đến việc nghiên cứu năng lực của các văn phòng và giáo hạt Vatican. Hơn nữa, vì một người có thể được bổ nhiệm vào nhiều cơ quan khác nhau, cho nên tốt hơn nên để việc đánh giá và bố trí cho những người thực hiện việc bổ nhiệm. Tuy nhiên, điều rõ ràng đối với tôi là tôi sẽ cống hiến bất cứ năng lực và kinh nghiệm nào mà tôi thu thập được trong nhiều năm cho việc phụng sự Đức Chúa Trời và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để có được bất kỳ kiến ​​thức hoặc kỹ năng cần thiết nào để hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào một cách đáng tin cậy.

Ước muốn khiến tôi đáp lại lời mời gọi vào chức tư tế vẫn không thay đổi ngay cả khi được hình thành dưới ánh sáng của những kinh nghiệm mới – “trưởng thành với tầm vóc đầy đủ của Đức Giêsu Kitô” (Ep 4:13) và giúp anh chị em tôi hãy làm điều tương tự đối với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và sự tái tạo của gia đình nhân loại và thế giới. Tôi biết rằng điều này liên quan đến chức năng của các văn phòng và giáo hạt khác nhau.

Trong những ngày sau công nghị tấn phong Hồng Y, ĐGM sẽ có cơ hội hai ngày với các Hồng Y anh em của mình. ĐGM biết gì về một số trong số họ?

Vâng, tôi chỉ biết một số ít. Tôi đã nhận được tin nhắn chúc mừng từ nhiều người trong họ. Vì điều này, tôi rất biết ơn. Vì vậy, tôi mong chờ hai ngày. Tôi tưởng tượng đó là một sự trở lại trường học – rất nhiều điều để học hỏi về việc phục vụ trong tư cách (HY) này; một loạt các trải nghiệm mới để thực hiện từ các nơi khác nhau trên thế giới; những cuộc gặp gỡ mới để mở lòng và những tình bạn mới để thiết lập và bồi đắp. Tôi mong chờ cuộc gặp gỡ.

Giáo Hội Công Giáo, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đang sống qua một quá trình tham vấn / thượng hội đồng toàn cầu. Nó đang diễn ra như thế nào trong giáo phận của ĐGM? Từ những gì ĐGM đã nghe cho đến nay, ĐGM sẽ nói mối quan tâm lớn nhất về những người mà ĐGM đã được gửi tới để chăn dắt là gì? Có “vấn đề nóng bỏng” nào mà những người như chúng tôi, thường tập trung quá nhiều vào Vatican, vào các giáo hội ở Hoa Kỳ hoặc Đức, đã không biết?

Phiên họp để lắng nghe chính thức về quy trình hội đồng / tham vấn đã được kết thúc tại Giáo phận Công Giáo Ekwulobia và thành quả thu được đã được gửi đi để đối chiếu với các thành quả của các phiên họp cuả các giáo phận khác. Tôi đã sử dụng từ “chính thức” để đặt ra điều kiện cho buổi nghe. Đó là vì ngay từ khi thành lập giáo phận vào năm 2020, trước khi công bố Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, chúng tôi đã bắt đầu các buổi lắng nghe liên tục với nhiều thành phần khác nhau của gia đình giáo phận – phụ nữ, nam giới, thanh niên, trẻ em, sinh viên, người Công Giáo sống trong cộng đồng. lãnh đạo, v.v… Điều này dựa trên nguyên tắc lãnh đạo của Igbo có nghĩa là một nụta a kaara eze bụ na eze ana-achịka (thành công của lãnh đạo phụ thuộc vào sự phản hồi liên tục từ người dân). Mục đích của các buổi tương tác như vậy là để gặp gỡ và lắng nghe và với các nhóm này về những niềm vui, nỗi đau, thách thức và hy vọng của các thành viên và khám phá ra các lựa chọn, điều chỉnh sẽ được thực hiện và các chương trình để bắt tay vào giải quyết các vấn đề đã xác định.

“Các vấn đề nóng bỏng” của chúng tôi, có thể khác với các mối quan tâm của bà, là về sự tồn tại của Cơ đốc giáo, cuộc sống và sự an toàn của người dân chúng tôi cũng như sự ổn định của vùng Tây Phi nếu mà Nigeria bị xụp đổ. Trong nhiều năm, các nhóm theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ ở một số vùng của đất nước. Gần đây, họ đã thực hiện thành công các cuộc tấn công lớn gần thủ đô Abuja của quốc gia. Bắt cóc đòi tiền chuộc đã tăng đều đặn đến mức đi du lịch đến một số vùng của đất nước hoặc đi trên một số đường cao tốc giống như là tự sát. Việc đối xử khác biệt với quân nổi dậy Boko Haram và các nhóm ly khai khác tạo ấn tượng về một âm mưu lớn hơn mà một số người đã gán cho là một chương trình nghị sự Hồi giáo hóa. Trong khi đó, còn có lạm phát phi mã, sự phản kháng của giới trẻ, cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào năm 2023, và sức mạnh to lớn của phương tiện truyền thông xã hội có thể huy động tạo ra những thiên kiến cho cả điều tốt lẫn điều xấu, sự bấp bênh của tình hình làm cho người dân hoang mang.

Ngoài các vấn đề về nóng bỏng, các gia đình phải chịu áp lực rất lớn. Cha mẹ dành nhiều sức lực và thời gian kiếm sống với chi phí là sự đóng góp tối ưu của cha mẹ vào sự hình thành toàn diện của con cái họ. Một số thanh niên thoát khỏi tình trạng khốn cùng về kinh tế – xã hội lạm dụng chất kích thích. Điều này thường là thảm họa đối với gia đình. Tệ hơn nếu người cha trong nhà mắc nghiện. Đây là tình cảnh tạo ra lạm dụng dưới nhiều hình dạng khác nhau.

Giáo hội của chúng tôi được hỗ trợ bởi cộng đồng. Với tình hình kinh tế suy thoái, nhiều gia đình không có đủ cho mình và sự ủng hộ nhà thờ đang bị ảnh hưởng nặng nề. Nghịch lý thay, nhà thờ bị buộc tội chiều chuộng người giàu khi việc gây quỹ được tổ chức cho một số dự án lớn và những người giàu được mời đến để kiếm tiền thay vì cộng đồng phải chịu gánh nặng đó.

Một vấn đề thường xuyên khác trong các buổi lắng nghe liên quan đến những người trẻ tuổi. Các trường đại học ở Nigeria đã phải đóng cửa trong nhiều tháng vì hành động đình công của Liên minh nhân viên học thuật của các trường đại học (ASUU). Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao. Có nhiều bạn trẻ chăm chỉ nhưng một số lại mua vào tâm lý dễ kiếm tiền hoặc bằng mọi cách và di cư ra nước ngoài. Những gì đạt được trong các buổi lắng nghe là nhà thờ cần phải làm nhiều hơn nữa.

Còn điều gì ĐGM muốn nói với độc giả của Crux không?

Có rất nhiều thách thức trên thế giới. Giáo hội vẫn không bị bỏ rơi. Xã hội đang thay đổi, và quá nhanh. Người, sự vật và quá trình luôn kết nối với nhau. Những gì đang xảy ra ở một bộ phận của xã hội hoặc của thế giới ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Điều này cũng xảy ra ở châu Phi. Khi chơi trò đuổi bắt, chúng ta có thể nhớ rằng sự liên kết giữa các vùng khác nhau trên thế giới đòi hỏi một đặc tính mới, một tầm nhìn mới bao gồm toàn thể nhân loại và ngôi nhà chung của chúng ta; một lối suy nghĩ mở rộng và thực hành đi từ cam kết đến việc thực hiện các giá trị của vương quốc tình yêu, công lý, sự thật và hòa bình của Đức Chúa Trời. Đây là những gì tôi hấp thụ từ Laudato Si ‘ và Fratelli Tutti của Đức Thánh Cha. Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống. Nhiệm vụ của chúng ta là dịch chân lý đức tin này vào cuộc sống hàng ngày. Khi chúng ta duy trì sự tương tác của mình thông qua giao tiếp, và với tư cách là công dân của thế giới này và của thiên đàng, chúng ta đón nhận mọi tạo vật bằng lời cầu nguyện và thiện chí của mình.

Trần Mạnh Trác

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS