Đức Hồng Y Angelo Becciu, cựu tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, người đã phải từ bỏ mọi chức vụ trong bối cảnh bị cáo buộc dính líu vào một vụ bê bối tài chính, cho biết ngài sẽ tham gia công nghị Hồng Y sắp tới diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 8.
Ngài cho biết ngài cũng sẽ tham gia vào công nghị tấn phong Hồng Y vào ngày 27 tháng 8.
Hồng Y Becciu đã thông báo tin này trong một thánh lễ được cử hành tại Golfo Aranci ở quê hương Sardinia, nơi ngài đang trải qua kỳ nghỉ.
Nếu đúng như thế, quyết định dường như đến trực tiếp từ Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vì quyết định của Đức Giáo Hoàng về việc loại Becciu khỏi chức vụ là cá nhân, nên rất có thể việc mời vị Hồng Y người Ý tham gia công nghị tấn phong Hồng Y sắp tới cũng có thể được coi là một quyết định cá nhân của giáo hoàng.
Nói cách khác, có thể không có bất kỳ sự chính thức nào về việc phục hồi, chỉ đơn thuần là một xác nhận ngắn gọn rằng Đức Phanxicô đã mời vị Hồng Y 74 tuổi đến Tòa Thánh.
Việc Becciu từ chức khỏi tất cả các chức vụ tại Vatican của ngài và từ bỏ các đặc quyền của Hồng Y được công bố vào ngày 24 tháng 9 năm 2020, trong một thông báo từ Văn phòng Báo chí Tòa thánh được công bố vào buổi tối.
Sau đó, Đức Hồng Y Becciu tiết lộ rằng Đức Giáo Hoàng đã nói với ngài trong một buổi tiếp kiến vào buổi tối hôm đó rằng vị Giáo Hoàng không còn tin tưởng ngài nữa và có những cáo buộc tham ô chống lại ngài.
Các cáo buộc sau đó được chính thức đưa ra trong điều được gọi là “phiên tòa thế kỷ” của Vatican, và Hồng Y Becciu nằm trong số 10 bị cáo.
Hồng Y Becciu bị buộc tội tham ô, rửa tiền, gian lận, tống tiền và lạm dụng chức vụ.
Phiên tòa tập trung vào việc mua một bất động sản sang trọng ở London của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Hồng Y Becciu cũng phải đối mặt với cáo buộc phân bổ tiền từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho Caritas ở khu vực quê hương của ngài.
Ngoài ra, Sardinia còn được gọi để trả lời cho sự tham gia của Cecilia Marogna với tư cách là cố vấn cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Việc chấm dứt các đặc quyền Hồng Y của Becciu chưa bao giờ được chứng nhận bởi một sắc lệnh chính thức của Hồng Y Đoàn.
Vị Hồng Y đã giữ lại tước hiệu nhưng không còn là thành viên của các cơ quan trung ương Tòa Thánh mà ngài được chỉ định và không tham gia vào các cuộc họp của các Hồng Y.
Kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2020, Hồng Y Becciu đã không còn tham gia vào bất kỳ hội nghị nào nữa.
Do đó, việc phục hồi sẽ chỉ liên quan đến các chức năng cơ bản, chứ không phải việc tái hòa nhập vào các vai trò mà Hồng Y Becciu đã nắm giữ trước đây. Khi Hồng Y ra đi, ngài là tổng trưởng Bộ Tuyên thánh và là đặc sứ của Đức Giáo Hoàng tại Dòng Malta. Những nhiệm vụ này sẽ không được giao lại cho ngài, ít nhất là trong khi phiên tòa xét xử tham nhũng đang được tiến hành.
Hồng Y Becciu lần đầu tiên đưa tin về sự tái hòa nhập của mình trong một thánh lễ ngày 21 tháng 8 mà ngài cử hành ở Sardinia, nơi ngài đang đi nghỉ. Đức Hồng Y cho biết giáo hoàng đã gọi cho ngài vào ngày 20 tháng 8.
Ngài nói: “Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng gọi điện cho tôi để nói với tôi rằng tôi sẽ được phục hồi chức vụ Hồng Y và yêu cầu tôi tham gia vào một cuộc họp với tất cả các Hồng Y sẽ được tổ chức trong vài ngày tới tại Rôma. Vì lý do này, Chúa Nhật tới tôi sẽ không thể có mặt trong thánh lễ vì bận ở Rome “.
Tuy nhiên, việc Becciu tái hòa nhập với các chức năng Hồng Y của mình không có nghĩa là sự phục hồi hoàn toàn vì Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn muốn phiên tòa ở Vatican diễn ra theo đúng quy trình.
Đức Giáo Hoàng đã đến thăm Hồng Y Becciu vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 2021 và cử hành Thánh Thể trong nhà của ngài, nhưng điều này không giúp cho vị Hồng Y tránh khỏi phiên tòa.
Tuy nhiên, Hồng Y Becciu đã lan truyền tin tức về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng vào năm 2021, và thông tin này không được Văn phòng Báo chí Tòa thánh xác nhận chính thức trong một tuyên bố – mặc dù nó đã được đưa tin trên Vatican News.
Hồng Y Becciu là vị Hồng Y đầu tiên bị tòa án Vatican xét xử, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô, với sắc lệnh ngày 30 tháng 4 năm 2021, quyết định rằng tòa án cũng có thể buộc tội các vị Hồng Y. Trước đây, các Hồng Y chỉ có thể bị xét xử bởi tòa án cao nhất của Vatican, Apostolic Signatura, bao gồm hai thành viên Hồng Y và một chủ tịch tòa án. Trên thực tế, các Hồng Y trước đây chỉ có thể được xét xử bởi các Hồng Y.