Keo Seima là khu vực bảo tồn rừng nhiệt đới phía đông Campuchia, thuộc các tỉnh Mondulkiri và Kratie. Đây cũng là nơi ở của tổ tiên và hiện tại của người bản địa Bunong hay còn gọi là “người thượng”, thường định cư ở Campuchia, Việt Nam và Lào.
Cha Jean Marie Vianney Borei Phan, linh mục đặc trách cộng đoàn Mondulkiri, cộng đoàn Công giáo Bunong ở Keo Seima, cho biết sự hình thành của cộng đoàn như sau: Vào năm 2009, một số người đã đến Việt Nam, tại đó họ đã chứng kiến cách cộng đoàn Công giáo, những người sống đức tin, giúp đỡ những người nghèo và người bệnh. Và cuối tháng 12/2009, hai gia đình ở Bunong thuộc Keo Seina đã theo đức tin Công giáo, và năm 2010 họ đã gặp được linh mục đang phục vụ ở tỉnh Monduldiri. Từ đó, bắt đầu một hoạt động mục vụ và truyền giáo nhỏ giữa người dân bản địa, với một “trạm truyền giáo” đầu tiên.
Với sự cho phép của chính quyền tỉnh, ngày 01/02 vừa qua, trước sự hiện diện của một số linh mục và nữ tu, cùng khoảng 150 tín hữu đến từ các cộng đoàn ở vùng Monduldiri, cha Suon đã chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên. Vị Phủ doãn Tông toà giải thích rằng việc xây dựng nhà thờ nhằm đáp ứng số tín hữu ngày càng tăng trong khu vực (70 tín hữu và 15 giáo lý viên). Nơi thờ phượng sẽ là trung tâm toả sáng Tin Mừng, để loan báo tình yêu Chúa cho tất cả mọi người ở xung quanh. Ngài nói: “Chúng ta hãy để nhà thờ bé nhỏ này, nhưng trước hết ngôi thánh đường được tạo thành từ con người, trở thành ánh sáng ân sủng của Chúa cho những người xung quanh chúng ta, để họ có thể biết Chúa Kitô và được Người cứu độ”.
Hai viên đá được đặt trong lễ khởi công rất có ý nghĩa: một viên đến từ làng Gati, nơi bắt đầu loan báo đức tin ở Mondulkiri; viên thứ hai đến từ giáo xứ Nak Loeung ở Banam, thuộc Hạt Phủ doãn Tông toà Kompong Cham, một trong những giáo xứ lâu đời nhất của Giáo hội Campuchia, được thành lập cách đây 160 năm.
Vatican News