Có nên tổ chức mật nghị chậm hơn để đối mặt với nguy cơ xảy ra các chiến dịch bôi nhọ không?

Nghe bài này

Tạp chí Crux, ngày 29 tháng 2 năm 2024, tường trình rằng, một ủng hộ viên cấp tiến nổi bật của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề nghị thay đổi các quy tắc tại các mật nghị để làm chậm diễn trình bầu cử giáo hoàng tiếp theo, nhằm đề phòng khả năng rò rỉ đúng lúc hoặc các hình thức can thiệp khác, có lẽ liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục, có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Cụ thể, nhà sử học kỳ cựu của Giáo hội Ý Alberto Melloni đã đề xuất rằng mỗi ngày chỉ có một lần bỏ phiếu để các Hồng Y tập trung tại Nhà nguyện Sistine bầu ra một giáo hoàng mới, sau đó là một ngày tạm dừng để đàm đạo và suy gẫm.

Melloni cũng kêu gọi làm chậm lại diễn trình chấp nhận kết quả bầu cử, cho ứng viên nhận được hơn 2/3 số phiếu bầu, và do đó được bầu làm giáo hoàng, có cả đêm để xem xét và tham khảo ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo một hệ thống như vậy, Melloni lưu ý, mật nghị năm 2005, chỉ cần bốn lá phiếu và khoảng 24 giờ để bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, thay vào đó sẽ kéo dài mười ngày.

Melloni được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhân vật chủ chốt trong “trường phái Bologna” liên kết với nhà sử học quá cố Giuseppe Alberigo, người đã biên soạn bộ lịch sử nhiều tập về Vatican II (1962-65) nhằm phổ biến cách đọc tiến bộ về công đồng.

Bài tiểu luận của ông về mật nghị đã xuất hiện ngày 26 tháng 2 như một phần của ấn bản trực tuyến của Il Mulino (“The Mill”), một tạp chí văn hóa và chính trị nổi tiếng của Ý.

Trên thực tế, Melloni lập luận rằng các biến cố hiện nay, bao gồm cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine và cuộc xung đột giữa Israel/Hamas ở Gaza, nhắc nhở rằng có những lực lượng trên trường thế giới đang tìm kiếm một số hình thức bá quyền khu vực hoặc hoàn cầu – và Giáo Hội Công Giáo, như ông nói, là một “trở ngại khách quan và đối kháng tự nhiên” đối với những tham vọng như vậy.

Đối với tất cả những sai sót của mình, Melloni lập luận, Giáo Hội Công Giáo là một tổ chức hoàn cầu độc nhất không có vũ khí nhưng vẫn mạnh mẽ, mà nhiều quốc gia và các tổ chức phi nhà nước có thể mong muốn gây ảnh hưởng hoặc lật đổ.

Trong bối cảnh đó, Melloni nói, các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của giáo sĩ đã tạo ra “một nút bấm mà với nó, bất cứ ai cũng có thể tẩy chay bất cứ ai khác, để lịch sử phân loại những lời buộc tội chính đáng từ những kẻ vô cớ, và để Chúa đền bù cho người vô tội và trừng phạt kẻ có tội. ”

Vì lý do đó, Melloni gợi ý, mật nghị tiếp theo “sẽ phải bảo vệ người được bầu khỏi nguy cơ bị mất tính hợp pháp bởi một cáo buộc nhằm chia rẽ các Hồng Y dám thách thức việc bầu một người không xứng đáng với những vị, thay vào đó, coi cuộc bầu cử là hợp lệ, ít nhất vì nguyên tắc suy đoán vô tội.”

Về mặt lịch sử, Melloni lập luận, chức năng của mật nghị không phải là để bảo đảm rằng người thánh thiện nhất hoặc có trình độ cao nhất sẽ được bầu làm giáo hoàng, mà chỉ đơn giản là để bảo đảm rằng kết quả sẽ được coi là hợp pháp và quyền lực của giáo hoàng mới được chấp nhận.

Trong thời đại trí khôn nhân tạo, phương tiện truyền thông xã hội và sức mạnh vi tính đại chúng, Melloni viết, chức năng đó phải đối đầu với những mối đe dọa mới liên quan đến khả năng lan truyền những cáo buộc gây tổn hại đến các nhân vật của công chúng trên quy mô lớn và trong thời gian thực.

Làm như vậy đối với các vụ tai tiếng lạm dụng, Melloni nói, chỉ là một câu hỏi về “ý chí và phương tiện”, cả hai đều “có thể nảy sinh trong các nhà nước hoặc trong những công ty lớn hoạt động như siêu cường điện toán và có thể đặt tư chất nô lệ siêu hoang tưởng của họ” để phục vụ các thế lực đen khuất, như chúng ta đã thấy trong nhiều vấn đề công cộng khác nhau.”

Melloni viết, để luôn đứng đàng sau vị giáo hoàng mới được bầu ngay cả trong lúc đang hứng chịu một cuộc tấn công như vậy, sẽ cần một Hồng Y đoàn đoàn hợp nhất và chặt chẽ, thực sự chắc chắn về lựa chọn của mình, và có thể cần thêm thời gian.

Ông lập luận, việc kéo dài mật nghị “sẽ bảo đảm thời gian cho cuộc đàm đạo và thảo luận trong Hồng Y đoàn, điều cần thiết hơn bao giờ hết để đạt được một diễn trình bầu cử chung hơn và cho phép các ứng viên có thời gian rút lui, với kỳ vọng có căn cứ rằng ai đó có thể sử dụng thông tin đúng hoặc thậm chí hợp lý chống lại họ.”

Melloni nói, một quy trình chậm hơn cũng sẽ chống lại “xu hướng truyền thông vẽ ra một hội nghị với màu sắc của một cuộc bầu cử sơ bộ ở Mỹ, được tạo nên từ những mánh khóe, tiền bạc và các thủ đoạn ý thức hệ”.

Hơn nữa, Melloni cũng nói rằng phong tục duy trì hai lần bỏ phiếu đối lưng nhau bên trong mật nghị được thiết kế để thay thế phong tục “accession” [quyền truy cập?] cũ hơn, trong đó một Hồng Y có thể thay đổi lá phiếu của mình sau một lần bỏ phiếu trong đó không ai nhận được đa số phiếu hai phần ba. Hệ thống này rất cồng kềnh và cũng làm tổn hại đến tính bí mật của cuộc bỏ phiếu đầu tiên, vì các lá phiếu phải được kiểm tra để bảo đảm rằng một Hồng Y không bỏ phiếu cho cùng một ứng viên hai lần. Phương thức này đã bị dẹp bỏ vào năm 1903.

Về việc liệu Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể áp dụng một cuộc cải cách như vậy hay không, Melloni nói “có lẽ là có”, mặc dù bày tỏ lo ngại rằng các cố vấn về luật Giáo hội mà Đức Thánh Cha có thể giao phó cho một dự án như vậy thiếu cả “tài năng giáo hội học” và “sự điêu luyện pháp lý” của các thế hệ luật gia trước đây.

Tuy nhiên, Melloni lập luận, cần phải có một cuộc cải cách để tránh nguy cơ “các quốc gia đang tham chiến và những tay chơi lớn trong thị trường truyền thông” có thể phá hoại mật nghị, gây ra “sự bế tắc chết người trong sự hợp nhất của Giáo hội”.

Vũ Văn An

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS