Những bài diễn thuyết thật hay ho cũng chẳng lợi ích gì khi sống lành xa quần chúng!

Nghe bài này

Người ta có thể có những bài giảng thuyết thật hay ho, tuyệt hảo, nhưng sống xa quần chúng ,và nếu không cùng chia sẻ với họ nổi niềm khổ đau và không mang lại cho họ niềm hy vọng thì những bài giảng đó chẳng có ích lợi gì gì cả , đó chỉ là những sự khoe khoang . Đó là lời quả quyết của Đức Giáo Hòang Phanxicô trong bài giảng tại thánh đường Thánh Marta, trong ngày lễ kính các thánh Corneille, giáo hoàng và thánh Cyprien, giám mục .

Tin Mừng ngày hôm đó (Lc 7,11-17) nói về Chúa Giêsu đến gần một đám tang trong thành Naiam . Một bà góa đem đi chôn người con trai độc nhất của bà . Chúa đã làm phép lạ cho người thanh niên đó sống lại, nhưng Chúa còn làm nhiều hơn thế nữa, Đức Giáo Hòang giải thích : Chúa đến với quần chúng ” . Chúa đã đến thăm viếng dân của Ngài “, đám đông đã thốt lên như vậy . Khi Chúa đến với dân của Ngài Chúa mang đến rất nhiều điều, nhiều điều mới lạ “, điều đó có nghĩa là chính sự hiện diện của Ngài ở đó” .

Chúa Giêsu đến với quần chúng. Chúa gần gủi với họ và am hiểu tâm tình của họ, tâm tình của dân của Người .Chúa nhìn thấy đám tang, Chúa đã đến gần . Chúa đến với dân của Chúa, Chúa đến viếng thăm dân của Ngài, Chúa ở giữa dân của Ngài . Đó là cách đối xử của Chúa . Một lời nói được lập lại nhiều lần trong Kinh Thánh : “Chúa tỏ lòng thương xót vô biên đối với dân của Ngài “. Trong Tin Mừng cũng nói đến lòng thương xót như vậy, khi Chúa than thở là dân Chúa không mục tử chăm sóc . Khi Chúa đến với dân của Ngài, Ngài gần gủi họ, Ngài đến gần với lòng thương xót : và Ngài đã thổn thức”.
“ Đức Giáo Hòang Phanxicô nói tiếp, Ngài thổn thức như khi đứng trước mồ của Lazarô . Ngài mủi lòng lòng như người Cha nhìn thấy người con hoang đàng đã trở về:

Gần gủi và thương xót : đó là tấm lòng của Chúa khi Ngài đế với dân của Ngài . Và chúng ta là những người muốn rao truyền Tin Mừng, phổ biến Lời của Chúa Giêsu, đây chính là con đường phải đi theo . Con đường khác, con đường của các giảng sư, các nhà hùng biện, các nhà thần học, các luật sĩ, các người Pharisêu . . . Xa vời quần chúng, họ ăn nói lưu lóat : họ rất hùng hồn . Nhưng xa vời . Và đó không phải là cuộc viếng thăm của Chúa : đó là một điều khác biệt . Quần chúng không nhìn đó là một ân sủng , bởi vì họ cảm thấy xa lạ, vì thiếu lòng thương xót, hay là không cùng chia sẻ nổi niềm cùng họ”.

“Và có một điều đặc biệt nữa là những lúc Chúa đến với dân của Ngài, Đức Thánh Cha nhấn mạnh là: Khi người chết sống lại, ngồi dậy và bắt đầu nói lên . Chúa Giêsu đã trao trả lại cho mẹ của nó “.

“Khi Chúa đến viếng thăm dân của Ngài, Chúa đem lại một nguồn hy vọng mới . Luôn luôn là như vậy . Người ta có thể giảng rất hay Lời của Chúa : Trong lịch sử đã có rất nhiều nhà hùng biện rất giỏi dang . Nhưng họ không họ không thành công trong việc gieo vải niềm hy vọng thì những lời hùng biện đó dùng để làm gì, chỉ là những sự khoe khoang mà thôi” .

Khi nhìn thấy Chúa làm sống lại và trao người con trai độc nhất cho người mẹ góa, Đức Giáo Hòang kết luận, “ chúng ta có thể hiểu được Chúa đến viếng dân của Ngài là gì . Và chứng tá của người Kitô hữu là chứng tá của người mang sự thăm viếng của Chúa đến cho dân của Ngài, có ý nghĩa là mang đến và gieo vải hy vọng cho mọi người”.

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS