Cả 100 Linh mục và Tu sĩ bị bắt cóc, giam tù hoặc sát hại trong năm 2022

Nghe bài này

Theo Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN) của Vatican thì Nigeria là quốc gia có số nạn nhân lớn nhất rồi đến Mexico, Nicaragua và Liên Xô.

Theo bản bá cáo của Thông tấn xã ZENIT Rome ngày 28.12.2022 thì trong năm 2022 có ít nhất 12 linh mục và 5 nữ tu bị sát hại, đang khi thi hành mục vụ. Nigeria là một trong những quốc gia mà việc truyền giáo gặp nhiều nguy hiểm nhất, trong khi tại Trung Quốc và Nicaragua Giáo hội cũng gặp nhiều khó khăn…

Theo thông tin của Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN) của Vatican thì Nigeria có 4 linh mục bị sát hại rồi đến Mexico ba linh mục bị sát hại dã man do các thành viên băng đảng ma túy, và hai người bị giết ở miền Đông của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Năm Tu sĩ truyền giáo bị sát hại trong năm 2022 là sơ Luisa Dell’Orto, ở Haiti, vào tháng 6; Sơ Mary Daniel Abut và Sơ Regina Roba, ở Nam Sudan, vào tháng 8; Sơ Maria de Coppi, ở Mozambique, vào tháng 9; và sơ Marie-Sylvie Vakatsuraki, bị sát hại vào tháng 10 tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Trong năm 2022, có tổng cộng 42 linh mục bị bắt cóc ở các quốc gia khác nhau, trong đó 36 người được thả tự do. Ba trong số những người bị bắt cóc ở Nigeria bị sát hại và ACN không có thông tin gì về tình hình của hai trong số các linh mục người Nigeria bị bắt cóc vào năm 2022. Vẫn chưa rõ số phận của Cha truyền giáo người Đức Hans-Joachim Lohre, người bị bắt cóc ở Mali vào tháng 11. Hai trong số các linh mục bị bắt cóc vào năm 2019, Cha Joel Yougbaré, ở Burkina Faso, và Cha John Shekwolo, ở Nigeria, đã mất tích, nâng tổng số linh mục bị mất tích là 5 người.

Nigeria là quốc gia có nhiều vụ bắt cóc nhất, với tổng số 28 vụ vào năm 2022. Ba vụ bắt cóc vào tháng 12, nhưng tháng tồi tệ nhất là tháng 7, với 7 vụ bắt cóc. Theo sau Nigeria là Cameroon, với 6 vụ bắt cóc, 5 vụ xảy ra vào tháng 9, nhưng các nạn nhân được thả ra sau 5 tuần. Haiti là một trong những quốc gia có nhiều bạo lực nhất ở Trung Mỹ. Năm linh mục bị bọn cướp bắt cóc, mặc dù sau đó đã được thả tự do. Tại Ethiopia, Philippines và Mali mỗi nơi đều có một linh mục bị bắt cóc. Tất cả đã được trả tự do, ngoại trừ Cha Hans-Joachim Lohre ở Mali.

Tại Nigeria nhiều nữ tu bị bắt cóc, với bảy trường hợp vào năm 2022. Một người bị bắt cóc ở Burkina Faso, và một người khác bị bắt cóc ở Cameroon, cùng với năm linh mục như được đề cập ở trên. May mắn thay, tất cả các nữ tu đã được thả tự do sau đó.

Trong năm 2022 có ít nhất 32 giáo sĩ cũng đã bị bắt bớ để hăm đe và làm áp lực! Các trường hợp gần đây nhất liên quan đến bốn linh mục của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, những người làm việc ở Ukraine trong vùng bị Nga chiếm đóng và đã bị giam giữ vì các hoạt động mục vụ của họ. Hai trong số họ đã được thả và “trục xuất” về lãnh thổ Ukraine, nhưng hai người khác vẫn bị giam giữ và có thể đối mặt với cáo buộc khủng bố và có thể bị tra tấn tù đầy!

Nicaragua là một quốc gia có nhiều bạo loạn. Mười một thành viên giáo sĩ đã bị bắt, bỏ tù trong các cuộc đàn áp hiện tại của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo. Trong số đó có hai chủng sinh, một Phó tế, một Giám mục và bảy linh mục. Vào ngày 10 tháng 1 năm tới, Giám mục Nicaragua Rolando Alvarez, hiện đang bị quản thúc tại gia, sẽ phải hầu tòa với cáo buộc “âm mưu chống lại sự toàn vẹn quốc gia”. Một trường hợp khác gần đây là việc bỏ tù một Giám mục và hai linh mục ở Eritrea. Họ đã bị giam giữ cả hai tháng nay mà chính quyền không đưa ra nguyên cớ gì!

Gần như tình hình không được kiểm chứng chính xác số linh mục và Giám mục Công Giáo bị giam giữ ở Trung Quốc trong năm 2022. Theo ACN, các giáo sĩ của Giáo hội hầm trú bị chính quyền bắt cóc nhiều lần, buộc họ phải gia nhập Giáo hội Yêu nước. Một ví dụ điển hình là vụ mất tích từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022 của 10 linh mục, tất cả đều thuộc Công Giáo thầm lặng Bảo Định (Hà Bắc). Ngoài những trường hợp này, một linh mục bị giam giữ ở Myanmar vì biểu tình chống lại chế độ. Một số nữ tu và hai phó tế bị bắt ở Ethiopia trong cuộc xung đột Tigray vào cuối năm 2021, nhưng đã được trả tự do vào năm 2022.

CAN kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đảm bảo sự an nguy và tự do cho các linh mục, tu sĩ và các nhân viên truyền giáo đang miệt mài phục vụ cho những người nghèo khổ. Tổ chức Giáo hoàng cũng kêu gọi bạn bè và các nhà hảo tâm hãy cầu nguyện cho những người còn đang bị giam cầm, cũng như cho cộng đồng và gia đình của những nạn nhân đã bị thiệt mạng.

Thanh Quảng sdb

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS