Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị cho chuyến Tông du nước ngoài lần thứ 43, đến Mông Cổ từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9, chúng ta tìm hiểu tổng quan về Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia Châu Á này.
Công Giáo được truyền bá vào Mông Cổ nhờ các tín hữu của phái Nestorio theo truyền thống Syriac cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ 7 đến 10. Tuy nhiên, trong suốt những thế kỷ tiếp theo, sự hiện diện của Công Giáo không được liên tục.
Sự hiện diện gián đoạn
Công Giáo La Mã được truyền bá tại Mông cổ vào thế kỷ 13, dưới thời Đế quốc Mông Cổ. Theo truyền thuyết của các tu sĩ dòng Phanxicô, thì cha Giovanni di Pian del Carpine, người Ý được Đức Giáo Hoàng Innocent IV cử đến triều đình Khan vào năm 1245, cố đô ở Karakorum, một thành phố quốc tế và đa tôn giáo, và những người Kitô phái Nestorio đã hiện diện ở đây.
Nhà truyền giáo Công Giáo đầu tiên được phép vào lãnh thổ Mông cổ là linh mục dòng Đa Minh người Pháp Barthélémy de Crèmone, người đã đến Karakorum vào năm 1253 trong một phái đoàn ngoại giao của Vua nước Pháp.
Kitô giáo biến mất sau khi sự thống trị của người Mông Cổ ở Viễn Đông chấm dứt, nhưng rồi lại xuất hiện lại khi hoạt động truyền giáo bắt đầu ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ 19.
Năm 1922, Giáo hoàng Piô XI đã thành lập Phái đoàn “Nhóm truyền giáo” Ngoại Mông bao gồm Cộng hòa Mông Cổ hiện tại, và một phần lãnh thổ của Đại diện Tông tòa Trung Mông Cổ, thuộc Trung Quốc (hiện tại là Giáo phận Chongli-Xiwanzi), được đổi tên vào năm 1924 thành Phái bộ Truyền giáo Urga.
Sự trở lại của các nhà truyền giáo Công Giáo đến Mông Cổ vào năm 1992
Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ thân Liên Xô, cùng năm đó, mọi sự hiện diện của Kitô giáo đều bị xóa bỏ hoàn toàn.
Sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ và quá trình chuyển đổi sang dân chủ vào đầu những năm 1990, quyền tự do tôn giáo đã được thiết lập, cho phép các nhà truyền giáo Công Giáo được trở lại…
Năm 1992, Cộng hòa Mông Cổ mới thành lập, ra đời từ Cách mạng Dân chủ năm 1990, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, và lãnh thổ truyền giáo Ulan Bator được thành lập và giao phó cho Dòng Truyền giáo Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (CICM), được gọi là các cha truyền giáo Scheut).
Phái đoàn được lãnh đạo trong những ngày đầu tiên bởi nhà truyền giáo dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ (CICM) người Phi là linh mục Wenceslao Padilla (qua đời năm 2018), được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm vào năm 2002 làm Đại diện Tông tòa và sau đó làm Giám mục Tông tòa Ulaanbaatar vào năm 2003.
Một Giáo Hội nhỏ nhưng đầy sức sống
Khi ba nhà truyền giáo đầu tiên của cộng đồng Scheut đến thủ đô Mông Cổ vào năm 1992, thậm chí không có một người Công Giáo nào ở Mông Cổ, và công việc của các vị là “thành lập Giáo hội” từ con số không, trong bối cảnh khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa.
Công việc tông đồ của các ngài, và của các giáo đoàn tôn giáo khác sau đó, được Giáo hội Hàn Quốc hỗ trợ tài chính, đã mang lại nhiều thành quả, thể hiện qua sự gia tăng tuy chậm nhưng liên tục tăng số người Công Giáo ở quốc gia mà đại đa số theo Phật giáo này. Ngày nay đã có những thanh niên Công Giáo Mông Cổ bước vào con đường linh mục và tu sĩ.
Năm 1995, chỉ có 14 người Công Giáo Mông Cổ; nhưng theo dữ liệu gần đây năm 2023 cho thấy số người Công Giáo hiện tại có khoảng 1.500 người, được phân chia thành 8 giáo xứ và một nhà nguyện, trên dân số toàn quốc khoảng 3,5 triệu.
Họ được phục vụ bởi một Hồng Y giám mục, 25 linh mục, trong đó có hai linh mục người Mông Cổ, sáu chủng sinh, 30 nữ tu, 35 giáo lý viên, tất cả đến từ 30 quốc gia khác nhau.
Như Đức Hồng Y giải thích Giáo hội Mông cổ có trụ sỡ tại Thủ đô Ulaanbaatar. Theo Đức Hồng Y người Ý Giorgio Marengo của Dòng Truyền giáo Consolata, thì lịch sử của Giáo hội ở Mông Cổ được chia thành ba giai đoạn:
– Giai đoạn đầu tiên, từ năm 1992 đến năm 2002 (khi Phái bộ Truyền giáo được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Đại diện Tông tòa), được đánh dấu bằng những tiến bộ nhỏ đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển con người.
– Giai đoạn thứ hai là giai đoạn hình thành các cộng đồng Kitô giáo địa phương đầu tiên…
– Và Giai đoạn thứ ba được đánh dấu bằng việc thụ phong linh mục người Mông Cổ đầu tiên, Cha Joseph Enkhee-Baatar, vào năm 2016.
Các hoạt động của Giáo Hội Mông Cổ
Công việc truyền giáo của Giáo hội tại Mông Cổ luôn tập trung vào các lĩnh vực xã hội, y tế và giáo dục.
Năm 2020, một Học viện kỹ thuật Công Giáo do các cha Don Bosco thiết lập, hai trường tiểu học và hai trường mẫu giáo, một phòng khám y tế cung cấp dịch vụ điều trị và thuốc men cho người nghèo, một trung tâm dành cho người khuyết tật và hai trung tâm tiếp nhận người già neo đơn và người nghèo.
Mỗi giáo xứ cũng đã bắt đầu các dự án từ thiện do Caritas Mông Cổ tài trợ như mở các lớp nấu ăn và cơ sở may mặc, đồng thời tổ chức các khóa dạy nghề cho phụ nữ.
Quan hệ tốt với chính quyền Mông Cổ và các tôn giáo khác
Công việc của Giáo hội được chính quyền địa phương đánh giá cao và đã góp phần củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa Ulaanbataar và Tòa thánh.
Mối quan hệ tốt đẹp này đã được xác nhận bằng một thỏa thuận được ký bởi Đại sứ Mông Cổ tại Tòa thánh và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Tông Thư ký Phái bộ Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế Vatican, nhằm tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa bằng cách mở một Thư Viện Lưu trữ các tài liệu về Mông Cổ cho các nhà nghiên cứu tại Vatican.
Quan hệ liên tôn
Mối quan hệ với các tôn giáo khác cũng rất tốt, đặc biệt là với các cơ quan Phật giáo, những người đã có truyền thống khoan dung lâu đời từ thời Đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn. Chuyến viếng thăm của chính quyền đến Vatican do một phái đoàn gồm các quan chức Phật giáo Mông Cổ đã diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm 2022, với sự tháp tùng của Đức Hồng Y Giorgio Marengo.
Theo Tổ chức Viện trợ Giáo hội Đau khổ, Phật tử chiếm hơn một nửa dân số, 3% trong số đó là người Hồi giáo, 3% là Pháp sư và 2% là người Tin lành.
Những thách đố mục vụ
Trong bối cảnh ngày nay, thách đố mục vụ chính với Giáo hội Mông Cổ là giúp đỡ các tín hữu Mông Cổ đào sâu đức tin và làm cho đức tin trở nên phù hợp hơn với cuộc sống hàng ngày của họ.
Thách thức thứ hai là thúc đẩy sự hiệp thông và tình huynh đệ giữa các nhà truyền giáo thuộc các dòng tu khác nhau, và với các cộng đồng Kitô giáo khác trong nước, đa số là những nhóm Tin Lành.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Giáo hội ở Mông Cổ gặp nhiều thách đố trong việc loan báo Tin Mừng cho xã hội Mông Cổ, nơi 40% dân số cho rằng họ là người vô thần.