Phương pháp giúp người khác vượt qua chứng tự kỷ được cha mô tả trong cuốn sách có tựa đề “Thiên Chúa yêu thương người tự kỷ”.
Khi được hỏi điều gì đã gợi hứng cho cha viết cuốn sách này, cha trả lời: “Vào năm 30 tuổi, sau khi một số anh em linh mục khác nhận xét rằng tôi sẽ không bao giờ có khả năng nhận ra cảm xúc trên khuôn mặt của các trẻ em, và khi được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, tôi bắt đầu đọc các bài viết, các tài liệu nói về bệnh tự kỷ. Tôi đã đọc cả một kệ sách về chủ đề này. Sau loạt sách đầu tiên, tôi cố gắng tìm sách về mục vụ Kitô giáo dành cho những người mắc chứng tự kỷ, đặc biệt là sách về cầu nguyện cho người tự kỷ. Tôi nghĩ rằng mình sẽ có được những thông tin hữu ích về chủ đề này, nhưng tôi hoàn toàn thất vọng. Trong các Giáo hội Kitô có rất ít người viết những hướng dẫn dành cho người tự kỷ, và sách giúp cầu nguyện dành cho người tự kỷ cũng rất ít. Chẳng có ai quan tâm đến đời sống cầu nguyện của người tự kỷ. Nói tóm lại, tôi cảm thấy được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và tôi bắt đầu làm việc, ngay cả khi phải đợi vài năm mới có nguồn cảm hứng ban đầu và việc viết lách”.
Nội dung cuốn sách của cha dành riêng cho người mắc chứng tự kỷ; cấu trúc tổng thể của lời cầu nguyện dành cho người tự kỷ tương tự như lời cầu nguyện dành cho người bệnh thần kinh, chỉ có một số thay đổi trong các chi tiết. Ví dụ, người tự kỷ thường không thể ngồi yên lặng. Cha giải thích: “Chúng tôi có xu hướng cử động tay không ngừng hoặc đi tới đi lui trong một tiến trình được gọi là tự kỷ ám thị. Theo tôi, các hành vi thường bị coi là một sự trì trệ này có thể là một cơ hội, và việc dừng lại này có thể là một trợ giúp lớn trong cầu nguyện chứ không phải là một trở ngại. Ngoài điều đó, những người tự kỷ thường liên quan đến Thánh Kinh theo cách khác lạ. Chúng tôi có thể hình dung một khung cảnh trong Kinh Thánh bằng cách tập trung nhiều vào các chi tiết hơn là vào toàn cảnh chung. Điều này như là một thuộc tính quan trọng cần phải được tiếp cận, có thể dẫn đến sự hiểu biết bản văn một cách đặc biệt”.
Cha hy vọng qua cuốn sách này mọi người sẽ hiểu rằng, khi cầu nguyện, chúng ta mở lòng đón nhận Chúa trong khả năng và khiếm khuyết của mình. Nếu chứng tự kỷ liên quan đến các khía cạnh khuyết tật, thì nó cũng mang lại những lợi ích đặc biệt, và thậm chí những khía cạnh khuyết tật đó, nếu được giải quyết đúng cách, có thể là bước nhảy cho sự phát triển tinh thần.
Trước khi bắt đầu quá trình nghiên cứu, cha đã phỏng vấn khoảng hai chục Kitô hữu tự kỷ để thu thập nhiều ví dụ về các thói quen thiêng liêng và suy gẫm đã củng cố đời sống cầu nguyện của họ. Kết quả là một loạt các bài kiểm tra cho thấy người tự kỷ biết cách cầu nguyện.
Trong cuốn sách, cha Matthew còn đề cập đến một số vị thánh có đặc điểm tự kỷ. Trước đây, các nhà tâm lý học không chẩn đoán vấn đề theo cách các chuyên gia tâm lý ngày nay thực hiện, và vì thế cha tập trung nghiên cứu về các đặc điểm. Ví dụ theo cách nhìn này, thánh Tôma Aquinô thuộc vào số những người tự kỷ. Người ta ghi nhận rằng ngài đã quá tập trung vào những điều ngài quan tâm cho nên thánh nhân đã đánh mất khái niệm về những gì đang diễn ra xung quanh. Tôi tớ Chúa Léonie Marin, chị của Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu là người rất ngây thơ và thường có những hành vi bất thường về các vấn đề cảm giác như một trẻ nhỏ. Thánh Thorlách được biết đến là người có xu hướng không có tương quan với bạn cùng tuổi, nhưng lại kết bạn với những người nhỏ tuổi hơn, đây cũng là một loại của tự kỷ.
Cuối cùng khi được xin lời khuyên dành cho các cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ, cha Matthew nói: “Hãy can đảm lên vì Chúa yêu thương những người tự kỷ! Nếu sống trong sự ám ảnh của tự kỷ liên quan đến những thách đố đặc biệt, thì Chúa sẽ trao cho bạn nhiều ân sủng để đối phó với con đường bạn có trước mắt, đặc biệt trong cầu nguyện. Thiên Chúa đối thoại với người tự kỷ cách đặc biệt. Tôi cầu nguyện và tin rằng cuốn sách này sẽ giúp các bạn lắng nghe tiếng nói của Chúa”.
Ngọc Yến – Vatican News