COVID-19 dưới nhãn quan thần học đạo đức Công Giáo

Nghe bài này

Tạp chí Crux gần đây đã nói chuyện với nhà đạo đức sinh học Công Giáo Joseph Meaney, chủ tịch Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc đặt trụ sở tại Philadelphia, Hoa Kỳ, trong khi thế giới đang đương đầu với các hậu quả chưa từng thấy của đại dịch COVID-19 và nhiều câu hỏi hóc búa về luân lý đã được đặt ra mà câu hỏi quan trọng nhất vẫn là: điều đúng phải làm là điều gì?

Đại cương, Meaney cho rằng nguyên tắc luân lý Công Giáo “tập trung vào việc sẵn lòng hy sinh vì người khác”. Nhưng các biện pháp đòi hỏi hy sinh hiện nay có được biện minh hay không?

Ông cho rằng có. Có nhiều người mà sự sống có thể được cứu nhờ đưa ra các biện pháp phi thường. Các biện pháp mạnh mẽ hiện nay được biện minh, thậm chí cần thiết nữa, do tiềm năng thực sự đặt gánh quá nặng lên ngành y tế, nhất là lên các khả năng chăm sóc cao độ (intensive care), tại một số quốc gia. Tuy nhiên, có người nói rằng thực tế đóng cửa nhiều khu vực lớn lao của nền kinh tế hiện đại quả gây nên những tổn phí khó lường. Phân tích đạo đức học về điều chúng ta nên làm trong tư cách xã hội cần phải tính đến tiềm năng có thể gây nhiều chết chóc hơn do việc mất công ăn việc làm và các khắc khổ kinh tế cũng như bất ổn dân sự chắc chắn sẽ diễn ra do khoảng thời gian gián đoạn kéo dài các sinh hoạt bình thường của quốc gia.

Hiện trạng số người nhập bệnh viện, ít nhất ở Ý, đang tràn ngập hệ thống chăm sóc y tế của quốc gia, khiến phải đặt câu hỏi đạo đức là: ai cần được ưu tiên giúp đỡ? Meaney cho rằng bổn phận luân lý của y khoa là cung cấp sự chăm sóc, nên y khoa không thể từ chối giúp đỡ bất cứ người nào. Vấn đề đau đầu hiện đang đặt ra cho nước Ý, có lẽ cả Tây Ban Nha nữa, và nhiều quốc gia khác, là một số điều trị chăm sóc cao độ không thể cung cấp cho hơn một số bệnh nhân nào đó cùng một lúc được. Chẳng hạn chỉ có một số giới hạn các máy thở. Một hình thức xét bệnh (triage) xác đáng cần phải được áp dụng. Thuật ngữ y khoa “xét bệnh” (triage) có ý nói đến việc xếp loại bệnh nhân dựa trên nhu cầu cần phải chữa trị ngay trong khi lưu ý tới cơ may họ có thể hưởng ích lợi từ việc chữa trị hiện có.

Nói vắn tắt, các tiêu chuẩn khách quan phải được sử dụng để cung cấp các điều trị chăm sóc cao độ hết sức có giới hạn cho những người cần đến chúng nhất nhưng là những người có thể nhận được ích lợi của chúng. Điều bi thảm là một bệnh nhân với rất nhiều cơ quan bị hư hại đến nỗi khó lòng sống thoát mà lại được ưu tiên dành cho số máy thở có giới hạn hơn là các bệnh nhân khác, tuy cũng bệnh nặng nhưng có cơ may sống thoát nếu được dành cho các trợ cụ này. Cũng thế, điều không thể chấp nhận được là đặt máy thở cho một bệnh nhân rõ ràng có thể sống thoát không cần máy thở này trong khi các bệnh nhân khác có nguy cơ tử vong nếu không nhận được trợ cụ này.

Nguyên tắc chung, tuy nhiên, vẫn là: mọi điều cần được làm để gia tăng phẩm chất các dụng cụ y khoa hiếm hoi đang cần trong lúc này. Ngoài ra, việc chăm sóc ân cần, trong đó có việc cung cấp thuốc giảm đau, phải được cung ứng cho mọi bệnh nhân, dù họ không thể nhận được mọi điều trị chúng ta muốn cung ứng.

Với câu hỏi: đang có đề nghị từ khước cung cấp máy thở cho những người quá một hạn tuổi nào đó, việc này có hợp đạo đức không? Meaney trả lời không. Không được xét bệnh (triage) đơn thuần dựa vào tuổi, khuyết tật, giới tính… Đúng là một số bệnh nhân cao niên không hội đủ tiêu chuẩn khách quan để nhận máy thở trong tình huống khủng hoảng vì họ đang sắp qua đời và không thể cứu sống họ, nhưng điều này cũng áp dụng cho các bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Chúng ta phải rất lưu ý đến việc không được kỳ thị.

Vấn đề các kệ ở siêu thụ trống rỗng, phải phân biệt ra sao giữa việc lo xa và việc tích trữ (preparedness and hoarding)? Meaney cho hay: đây là vấn đề lớn ở nhiều nước. Nó đi từ chuyện ngu đần: mua cả một năm giấy đi cầu, đến chuyện nguy hiểm và phản xã hội, trong đó, người ta thu góp các khẩu trang y khoa rất cần cho các nhân viên cấp cứu.

Chúng ta nên chuẩn bị một cách hữu lý các nhu cầu cho gia đình mình, nhưng “mua hoảng” rõ ràng là một đe dọa đối với thiện ích chung. Các định chế chính phủ và các định chế khác có bổn phận ngăn cản người ta tích trữ bằng cách giới hạn số lượng hàng hóa muốn mua.

Rất may, tại nhiều nơi, không có việc thiếu các hàng hóa căn bản, chỉ là chuyện tạm thời ngưng trệ gây ra do lòng ích kỷ và mua hoảng của các cá nhân hành động một cách phi lý. Người Công Giáo, nói riêng, nên tự hỏi: tôi có thực sự cần món này hay cần nhiều đến thế hay không?

Trên bình diện quốc tế thì sao? Trung Hoa, chẳng hạn, đã ngần ngại không chở khẩu trang đi. Nếu một nước khám phá ra vắc-xin, liệu hó có quyền ưu tiên dành cho công dân họ dù công dân các nước khác cần hơn? Meaney cho rằng nguyên tắc “bác ái bắt đầu từ trong nhà” có giá trị, ta có bổn phận luân lý phải giúp đỡ người thân nhiều hơn người lạ. Nhưng đàng khác, những gì có ích cho toàn thể nhân loại, như vắc-xin chống COVID-19, ta không được tích trữ. Tìm được sự cân bằng không phải là chuyện dễ. Sẽ tuyệt diệu xiết bao nếu các hành động nhân đạo thắng vượt tính ích kỷ hay lòng tham. Đàng khác, người ta dễ nhớ những nước nào và định chế nào có lòng hào phóng trong những thời buổi khó khăn, nước nào không.

Thời buổi này đặc biệt khó khăn cho những người muốn lãnh nhận các bí tích. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội nên lưu ý những gì trong hoàn cảnh này? Meaney cho rằng đức tin Công Giáo của chúng ta rất rõ ràng ở điểm căn bản này: số phận đời đời của chúng ta quan trọng gấp bội so với sự sống thể lý. Các thánh tử đạo đã chọn thà chết chứ không chịu phản bội đức tin hay lương tâm mình. Không có đức ái hay bổn phận tôn giáo nào lớn hơn việc giúp một người hấp hối lãnh nhận các nghi thức sau cùng. Một vài định chế đã làm hết sức khó dễ để các linh mục tiếp cận những người hấp hối. Đây là một vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo. Các thận trọng về an toàn cần được lưu ý, nhưng không hề có người chăm sóc nào quan trọng đối với một tín hữu lúc gần lìa khỏi đời này bằng một linh mục.

Các giải pháp sáng tạo cần được tìm ra. Đúng, tụ tập một đám đông tại một nơi có giới hạn để cử hành Thánh Lễ là điều nguy hiểm. Liệu có thể cử hành nhiều thánh lễ hơn cho một số người giới hạn hơn không? Ban Lan đã thử giải pháp này. Một linh mục Hoa Kỳ ở Oklahoma cử hành Thánh lễ ngoài trời với loa phóng thanh và tín hữu ngồi trong xe và tham dự tại bãi đậu xe. Tương tự như thế, xưng tội bằng cách chạy xe qua cũng đã được một linh mục áp dụng.

Rõ ràng người ta cần đời sống thiêng liêng hơn, chứ không kém, trong thời buổi bệnh dịch. Chúng ta cần đặt ưu tiên cao cho việc lãnh nhận các bí tích ít nhất cũng bằng ta tiếp cận các định chế nâng đỡ sự sống khác, như tiệm thực phẩm chẳng hạn. Dù sao, con người không phải chỉ sống bằng cơm áo…

Nhiều sáng kiến thật đẹp đẽ. Chúng ta có cơ hội “tham dự” Thánh Lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng nếu không đích thân rước lễ bí tích được.

Ai cũng cảm động bởi tin tức về các linh mục đem Mặt Nhật ra đường phố và ban phép lành cho các thành phố với Phép Bí Tích Cực Trọng. Một linh mục thậm chí đã dùng máy bay và ban phép lành cho cả nước từ trên không.

Gần đây, có tin một linh mục ở Mỹ Latinh đã đem Mặt Nhật lên mái nhà thờ để những người phải ở trong các căn nhà của khu vực được “Chầu Thánh Thể”. Khung cảnh cảm động đến cả người không Công Giáo cũng tham dự.

Vũ Văn An

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

Trong năm 2023 có gần 5 triệu người viếng thăm Đền thờ Thánh Gia ở Barcelona

Trong năm 2023, số tín hữu hành hương và du khách đến thăm Đền thờ Sagrada Familia (Thánh Gia) ở...
Read More
Trong năm 2023 có gần 5 triệu người viếng thăm Đền thờ Thánh Gia ở Barcelona

Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá tại Colosseo

Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo rằng các bài suy niệm cho buổi ngắm Đàng Thánh Giá tại đấu...
Read More
Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá tại Colosseo

Đức Thánh Cha khích lệ các tù nhân đừng lo sợ, hãy tiến về phía chân trời

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video tới các tù nhân của nhà tù Quatre Camins, mời gọi họ kiên...
Read More
Đức Thánh Cha khích lệ các tù nhân đừng lo sợ, hãy tiến về phía chân trời

ĐTC Phanxicô nói với các tín hữu Thánh Địa: Chúng tôi không để anh chị em đơn độc

Nhân dịp lễ Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã gửi thư cho các tín hữu Công giáo ở Thánh Địa...
Read More
ĐTC Phanxicô nói với các tín hữu Thánh Địa: Chúng tôi không để anh chị em đơn độc

Tiếp kiến chung 27/3/2024: Nhẫn nại là chứng tá thuyết phục về tình yêu của Chúa Kitô

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư Tuần Thánh, ngày 27/3/2024, Đức Thánh Cha...
Read More
Tiếp kiến chung 27/3/2024: Nhẫn nại là chứng tá thuyết phục về tình yêu của Chúa Kitô

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, người thúc đẩy đối thoại với Đức Phanxicô, từ chức

Bản tin của AsiaNews ngày 20/03/20024 cho hay: Tin đồn gần đây đã được xác nhận: Đảng Cộng sản Việt...
Read More
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, người thúc đẩy đối thoại với Đức Phanxicô, từ chức

Một năm nhiều gập gềnh trên đường đi cho ĐGH Phanxicô

Cha Raymond J. de Souza, trên First Things ngày 25/03/2024, nhận định rằng lễ kỷ niệm 11 năm ngày nhậm...
Read More
Một năm nhiều gập gềnh trên đường đi cho ĐGH Phanxicô

ĐTC Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Máccô ở “thành phố nổi” Venice

Theo thông báo của Vatican, Đức Thánh Cha sẽ thăm “thành phố nổi” Venice của Ý, đi thuyền máy dọc...
Read More
ĐTC Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Máccô ở “thành phố nổi” Venice

ĐHY Semeraro cử hành Thánh lễ kỷ niệm 80 năm tử đạo của gia đình Ulma

Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã cử hành Thánh lễ tại Markowa, Ba Lan, nhân...
Read More
ĐHY Semeraro cử hành Thánh lễ kỷ niệm 80 năm tử đạo của gia đình Ulma

ĐTC gửi sứ điệp đến các tín hữu của thành phố Rosario ở Argentina

Ngày 26/3/2024, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video đến các tín hữu của thành phố Rosario ở Argentina, đang...
Read More
ĐTC gửi sứ điệp đến các tín hữu của thành phố Rosario ở Argentina

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS