Đại học Trung Quốc vinh danh Thánh Tôma Aquinô

Nghe bài này

Kỷ niệm 800 năm ngày sinh của Thánh Tôma Aquinô (1225-1274), Viện Triết học của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc sẽ tổ chức một sự kiện hàn lâm nhằm vinh danh vị thánh của Dòng Đa Minh, và được gọi là “Người Khổng lồ của triết học”.

Trong thư mời gửi đến các tham dự viên, trường Đại học Quốc gia Trung Quốc mô tả Thánh Tôma Aquinô là người có vị trí lịch sử quan trọng trong lịch sử triết học phương tây, là một bậc thầy vĩ đại của tất cả triết học. Vì thế, nhân kỷ niệm 800 năm ngày sinh của nhà hiền triết, và với tinh thần kính trọng đối với Thánh nhân, Đại học sẽ tổ chức diễn đàn quốc gia về Triết học Trung cổ lần thứ 5 và hội nghị thường niên năm 2024 của Uỷ ban chuyên về Triết học Trung cổ của Viện Triết học quốc gia.

Diễn đàn nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quát sâu sắc về kết quả nghiên cứu lịch sử, và đào sâu về sự phát triển đương đại triết học của Thánh Tôma, cũng như mở ra một cuộc thảo luận rộng hơn về sự đóng góp của triết học thời Trung cổ trong bối cảnh đa văn hoá.

Ngoài việc tập trung vào nguồn gốc lý thuyết, những đóng góp của các học giả và con đường triết học của Thánh Tôma, diễn đàn cũng sẽ đào sâu nội dung triết học thời các giáo phụ, triết học Do Thái, Ả Rập và Byzantine, với sự hiểu biết sâu sắc cũng dành cho sự phát triển của triết học Kinh Viện và ảnh hưởng của tất cả các triết học này trên triết học hiện đại, nhằm mục đích chỉ ra sự tương tác ảnh hưởng lẫn nhau giữa sự khác biệt.

Thời của Thánh Tôma Aquinô, thần học gia vĩ đại và Tiến sĩ Hội thánh, trùng với thời kỳ cuối của triều nhà Tống (960-1279) ở Trung Quốc. Trong giai đoạn lịch sử này, ở Trung Quốc, kinh tế, văn hoá và học thuật phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là giai đoạn được đánh dấu bởi một sự khai sáng chính trị, nông nghiệp phát triển, đô thị và thương mại thịnh vượng, và xã hội thay đổi. Sự hồi sinh của Nho giáo kéo theo sự hình thành các trường phái tư tưởng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, cũng là sự hưng thịnh của thơ Tống và những thành tựu cao trong nghệ thuật thư pháp và hội họa. Một số nhà sử học phương Tây cũng coi thời kỳ nhà Tống là thời kỳ “Phục hưng Trung Quốc”.

Vatican News

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

BÀI MỚI NHẤT

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS