Đức Giám Mục Bätzing: Đức hiện là một ‘quốc gia truyền giáo’.

Nghe bài này

AC Wimmer thuộc Phòng tin tức CNA, ngày 14 tháng 5 năm 2024 viết rằng Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức đã gọi Đức – một quốc gia có lịch sử gắn liền với Giáo Hội Công Giáo – là một “quốc gia truyền giáo”.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí tiếng Đức của Hiệp hội Lời Chúa, Đức Giám Mục Georg Bätzing của Limburg nói: “Chúng ta đang sống trong một quốc gia truyền giáo khi chúng ta nhận ra rằng chưa đến một nửa số công dân Đức vẫn thuộc các giáo phái Kitô giáo”.

Theo CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, Đức Cha Bätzing cho biết việc truyền giáo đã là chủ đề trọng tâm “kể từ [Đức Giáo Hoàng] Gioan Phaolô II và cả đối với [Đức Giáo Hoàng] Phanxicô”.

Vị giáo phẩm người Đức nói tiếp: “Nhưng nửa còn lại không chỉ đơn giản là không có niềm tin hoặc không đặt bất cứ câu hỏi nào, và về mặt này, tôi tin rằng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa”.

“Chúng ta nên liên lạc với những người này, nói chuyện với họ mà không can thiệp. Những thời điểm truyền giáo với giọng điệu tiêu cực này đã qua, nhưng việc nói và trả lời những câu hỏi về niềm hy vọng tràn ngập trong chúng ta, như bức thư gửi tín hữu Do Thái nói, là một phần của Kitô giáo.”

Đức Cha Bätzing đã lãnh đạo Giáo phận Limburg từ năm 2016 và Hội đồng Giám mục Đức từ năm 2020. Năm 2016, hơn 630,000 người Công Giáo cư trú tại Limburg. Đến năm 2022, con số này đã giảm xuống dưới 540,000.

Dân số Công Giáo ở Đức, một quốc gia có khoảng 83 triệu dân, đã giảm đáng kể.

Năm 2020, có khoảng 22.19 triệu người Công Giáo. Tuy nhiên, đến năm 2022, con số này đã giảm xuống còn khoảng 20.94 triệu.

Các nhà nghiên cứu đã vẽ ra một bức tranh rõ ràng về tương lai: Năm 2019, một dự án của các nhà khoa học tại Đại học Freiburg đã dự đoán rằng số lượng Ki-tô hữu đóng thuế nhà thờ ở Đức sẽ giảm một nửa vào năm 2060.
Ba năm sau, vào năm 2022, hơn nửa triệu người Công Giáo đã được rửa tội rời bỏ Giáo hội, số liệu do Hội đồng Giám mục Đức công bố đã xác nhận.

Vào thời điểm đó, Đức Cha Bätzing tuyên bố trên trang web của giáo phận mình rằng những con số “đáng báo động” nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục “thay đổi văn hóa” và việc thực hiện các nghị quyết của Con đường Đồng nghị Đức.

Tuy nhiên, Con đường Đồng nghị Đức, vốn đã ủng hộ những thay đổi đáng kể đối với giáo huấn truyền thống của Giáo hội kể từ năm 2019, đã không ngăn được sự suy giảm đáng kể về số lượng người Công Giáo.
Một báo cáo năm 2021 của CNA Deutsch lưu ý rằng cứ 3 người Công Giáo ở Đức thì có 1 người đang cân nhắc việc rời bỏ Giáo hội. Theo một nghiên cứu trước đó, những lý do rời bỏ rất đa dạng, trong đó những người lớn tuổi viện dẫn cách Giáo hội xử lý cuộc khủng hoảng lạm dụng và những người trẻ tuổi chỉ ra nghĩa vụ nộp thuế nhà thờ.

Hội đồng Giám mục Đức hiện quy định rằng việc rời bỏ Giáo hội sẽ tự động bị vạ tuyệt thông, một quy định đã gây ra tranh cãi giữa các nhà thần học và luật sư giáo luật.

Vào tháng 6 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức thư dài 28 trang cho người Công Giáo Đức, kêu gọi họ tập trung vào việc truyền giáo trong bối cảnh “đức tin ngày càng xói mòn và suy thoái”. Ngài cảnh cáo không nên chỉ dựa vào sức mạnh nội tại, khi nói rằng: “Mỗi khi một cộng đồng giáo hội cố gắng tự mình thoát khỏi các vấn đề của mình, chỉ dựa vào sức mạnh, phương pháp và trí thông minh của chính mình, thì cuối cùng nó lại gia tăng và nuôi dưỡng những tệ nạn mà nó mong muốn vượt qua.”

Con đường Đồng nghị ban đầu gặp khó khăn trong việc đón nhận lời kêu gọi này. Vào tháng 9 năm 2021, một kiến nghị nhấn mạnh đến việc truyền giáo đã được thông qua trong gang tấc nhưng ban đầu bị bác bỏ do hiểu sai về số phiếu trắng. Đức Cha Bätzing sau đó xác nhận đề xuất đã được chấp nhận, thừa nhận sai sót về thủ tục.

Một năm sau, vào tháng 9 năm 2022, Bätzing cho biết định nghĩa ngắn nhất về tôn giáo là “sự gián đoạn” và một số hình thức liên tục mà mọi người tìm kiếm từ tôn giáo là “thực sự bị nghi ngờ”.

Vũ Văn An

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

BÀI MỚI NHẤT

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS