Đức Giáo Hoàng công bố một loạt các hoạt động ngoại giao trong những tháng tới

Nghe bài này

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận hoặc công bố một loạt các sáng kiến ngoại giao sắp tới tập trung vào một số ưu tiên chính của ngài, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine, biến đổi khí hậu và quan hệ giữa các tôn giáo, đặc biệt là tiếp cận với Hồi giáo.

Các sáng kiến bao gồm:

Một chuyến viếng thăm sắp tới của đặc phái viên riêng của ngài về cuộc xung đột Ukraine, Đức Hồng Y người Ý Matteo Zuppi, sẽ tới Bắc Kinh, sau những chặng dừng chân trước đó ở Kyiv, Mạc Tư Khoa và Washington, DC

Khả năng bổ nhiệm một đại diện thường trực để đóng vai trò trung gian với chính quyền ở Ukraine và Nga.

Một cuộc họp của các nhà lãnh đạo tôn giáo vì hòa bình ở Abu Dhabi, từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 30 tháng 12. 3 Hội nghị thượng đỉnh COP 28 về biến đổi khí hậu tại Dubai.

Yêu cầu Tổng thống Lula da Silva của Brazil can thiệp với chính phủ Daniel Ortega ở Nicaragua để trả tự do cho Giám mục Rolando Álvarez đang bị cầm tù.

Kế hoạch cho một chuyến đi của giáo hoàng đến Kosovo.

Đức Thánh Cha đã tiết lộ điều này trong một cuộc phỏng vấn ngày 4 tháng 8 với nền tảng tin tức Vida Nueva của Tây Ban Nha, nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập.

Nhiều người đã kỳ vọng rằng Đức Hồng Y Zuppi, người đang giữ chức chủ tịch hội đồng giám mục Ý, sẽ thực hiện một chuyến đi đến Trung Quốc sau khi gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 18 tháng 7, và Đức Thánh Cha đã xác nhận ý định đó.

“Sau chuyến thăm của Đức Hồng Y Zuppi tới Washington, bước tiếp theo được mong đợi là Bắc Kinh, bởi vì cả hai cũng nắm giữ chìa khóa để giảm căng thẳng trong cuộc xung đột,” Đức Phanxicô nói. “Tất cả những sáng kiến này là cái mà tôi gọi là ‘tấn công hòa bình’.”

Các đề xuất này vẫn tiếp tục được đưa ra bất chấp thực tế là cho đến nay, không bên nào trong cuộc xung đột tỏ ra rất quan tâm đến việc Vatican đóng vai trò trung gian hòa giải, một điểm mà Đức Thánh Cha thừa nhận khi mô tả các chuyến thăm của Đức Hồng Y Zuppi cho đến nay.

“Đức Hồng Y đã đến Kyiv, nơi họ duy trì ý tưởng chiến thắng mà không chọn hòa giải,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Ở Nga, Đức Hồng Y Zuppi tìm thấy “một thái độ mà chúng ta có thể định nghĩa là ‘ngoại giao’.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha lưu ý rằng Đức Hồng Y Zuppi đã cởi mở với ý tưởng về vai trò nhân đạo của Vatican, đặc biệt là trong việc trao trả những trẻ em bị lực lượng Nga cưỡng bức rời khỏi miền đông Ukraine, dưới chiêu bài là để bảo vệ chúng.

Ngài nói: “Chúng tôi đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo đảm rằng bất kỳ thành viên nào trong gia đình yêu cầu trả lại con cái của họ đều có thể làm như vậy.”

Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha đã tiết lộ ý định chỉ định một đại diện thường trực tại Ukraine và Nga, ít nhất là vào lúc đầu với trọng tâm chủ yếu là nhân đạo.

“Đối với tôi, giữa nỗi đau chiến tranh, đó là một bước tiến tuyệt vời,” ngài nói.

Liên quan đến ý tưởng thành lập một hội nghị liên tôn ở Abu Dhabi, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết dự án đó đang được điều phối bởi Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, Quốc vụ khanh của Vatican.

Việc lựa chọn địa điểm là rất quan trọng, vì tại đó vào tháng 2 năm 2019, Đức Thánh Cha và Sheikh Ahmed el-Tayeb, Đại Imam của Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar ở Cairo, đã ký “Văn kiện về Tình huynh đệ Nhân loại” được dùng như một kế hoạch chi tiết cho thông điệp của giáo hoàng Fratelli Tutti một năm sau đó.

Theo sau tài liệu, Abu Dhabi đã thành lập một “Ủy ban cấp cao về tình huynh đệ của con người” để quảng bá nội dung của nó, một phần trong dự án rộng lớn hơn của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhằm thiết lập một hồ sơ với tư cách là người đề xuất khoan dung tôn giáo. Vào tháng 2 năm 2022, Vatican đã thành lập đại sứ quán đầu tiên tại quốc gia này.

Mặc dù cả hai Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI cũng triệu tập các hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhưng chúng diễn ra ở Assisi, nơi sinh của Thánh Phanxicô, và do đó, theo một nghĩa nào đó trên lãnh thổ Công Giáo.

Trong cuộc phỏng vấn của Vida Nueva, Đức Phanxicô nói rằng trong trường hợp này, ý tưởng là tổ chức sự kiện “bên ngoài Vatican, trong một lãnh thổ trung lập mời mọi người gặp gỡ”.

Một phần, sự kiện này sẽ cho phép Đức Hồng Y Parolin mở rộng sự thúc đẩy của Đức Thánh Cha về biến đổi khí hậu và môi trường, sau thông điệp Laudato si’ năm 2015 của ngài. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng sẽ thảo luận về các vấn đề khác, bao gồm cả cuộc chiến ở Ukraine.

Đối với Nicaragua, vào cuối tháng 6, người ta đồn đoán rộng rãi, khi Lula đến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican, rằng Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu nhà lãnh đạo Brazil can thiệp vào vụ bắt giữ Đức Cha Álvarez. Đức Phanxicô đã xác nhận điểm đó trong cuộc phỏng vấn với Vida Nueva, nói rằng, “Chúng tôi đang tiếp tục, chúng tôi đang cố gắng thương lượng.”

Đức Cha Álvarez hiện đang thụ án 26 năm tù ở Nicaragua, sau khi vị Giám Mục từ chối một thỏa thuận vào đầu tháng 7 để sống lưu vong vĩnh viễn ở Ý.

Đối với chuyến đi đến Kosovo, Đức Thánh Cha nói, “Chúng tôi đang làm việc nhưng nó vẫn chưa được xác định,” và không đưa ra ngày cụ thể. Thông báo này được đưa ra sau cuộc gặp ngày 22 tháng 6 tại Vatican giữa Đức Phanxicô và Thủ tướng Kosovo Albin Kurti, trong đó Kurti đã gửi lời mời.

Giả sử điều đó xảy ra, chuyến đi của giáo hoàng sẽ diễn ra vào thời điểm căng thẳng bùng phát trở lại giữa người sắc tộc Albania, chiếm phần lớn dân số của đất nước, và người thiểu số Serbia, làm dấy lên lo ngại về sự quay trở lại của bạo lực vào cuối những năm 1990.

Là một quốc gia không giáp biển với chỉ 1,8 triệu dân, Kosovo tuyên bố độc lập vào năm 2008 nhưng không được Nga, Trung Quốc hay Serbia công nhận, điều này sẽ khiến cho sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại quốc gia này trở thành một hành động cân bằng ngoại giao tế nhị.

Đặng Tự Do

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

BÀI MỚI NHẤT

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS