Đức Thánh Cha Phanxicô có nên điều trần trong phiên tòa xét xử vụ bê bối tài chính ở Vatican hay không?

Nghe bài này

Hôm thứ Tư 17 tháng 11, phiên tòa xét xử Hồng Y Becciu về vụ mua bán tòa nhà số 60 đường Sloane, ở London đã xảy ra một bước ngoặc quan trọng. Các luật sư bào chữa cho rằng Đức Giáo Hoàng đã biết về vụ mua bán này và ngài phải điều trần cách nào đó trong phiên tòa này, nếu không đây không thể được coi là một phiên tòa công bằng. Liệu Đức Thánh Cha có nên ra điều trần hay không? Edward Condon, chủ biên của The Pillar có bài nhận định nhan đề “Should Pope Francis testify in the Vatican financial scandal trial?”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô có nên điều trần trong phiên tòa xét xử vụ bê bối tài chính ở Vatican hay không?”

Các phiên điều trần trước khi xét xử ở Thành phố Vatican đã có một bước ngoặt bất ngờ vào hôm thứ Tư, khiến Đức Thánh Cha Phanxicô có thể phải cân nhắc về phiên tòa xét xử vụ bê bối tài chính của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Các luật sư bào chữa đã đặt Đức Thánh Cha Phanxicô ngay lập tức ở giữa vụ án, và thậm chí đưa ra ý tưởng đưa Đức Giáo Hoàng ra như một nhân chứng, trong khi thúc giục một thẩm phán bác bỏ phiên tòa hình sự, vì các vấn đề về thủ tục và bằng chứng đã cản trở giai đoạn sơ bộ của nó trong nhiều tháng qua.

Hôm 17 tháng 11, các luật sư bào chữa cho các bị cáo trong phiên tòa cho biết họ muốn được biết những gì Đức Giáo Hoàng đã nói với các công tố viên, khi ngài trao đổi với họ, và thông tin đó đã được sử dụng như thế nào để các công tố viên thu thập bằng chứng chống lại những thân chủ của họ.

Các luật sư thậm chí còn đưa ra ý tưởng yêu cầu Đức Giáo Hoàng ra làm chứng trong vụ án – một đề xuất có vấn đề về mặt pháp lý và mang tính chính trị rất cao. Nhưng đó có phải là điều mà Đức Phanxicô nên cân nhắc không?

Tại phiên tòa ngày 17 tháng 11, các luật sư bào chữa khai thác mạnh một vài giây âm thanh trong số hàng giờ ghi âm cuộc phỏng vấn nhân chứng được các công tố viên trình lên trước tòa.

Trong đoạn clip, người ta có thể nghe thấy người đứng đầu cơ quan công tố của Vatican là ông Alessandro Diddi đang cắt ngang lời Đức Ông Alberto Perlasca, từng là phó của Hồng Y Angelo Becciu tại Văn phòng Bộ Ngoại giao, khi Perlasca đưa ra một bản tường trình về thảm hoạ mua bán tài sản ở London.

Trong khi Đức Ông Perlasca đang giải thích trên đoạn băng ghi âm về cách thức Vatican đã thông qua kế hoạch mua một bất động sản ở London vào năm 2018 – kế hoạch được cho là đã chứng kiến Vatican mất đi hàng trăm triệu Mỹ Kim – Diddi nói với anh ta “Này Đức Ông, những gì ngài đang nói không liên quan gì đến điều đó. Chúng tôi đã đến gặp Đức Thánh Cha và hỏi ngài điều gì đã xảy ra”.

Các luật sư lập luận hôm thứ Tư rằng đoạn clip ngắn đó cho thấy rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã được các công tố viên phỏng vấn với tư cách là nhân chứng. Vì không có hồ sơ nào về cuộc phỏng vấn của Đức Giáo Hoàng được nộp để làm bằng chứng, các luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo đã bị từ chối quyền bào chữa cho mình.

Diddi nói với các thẩm phán hôm thứ Tư rằng Đức Giáo Hoàng không phải là nhân chứng trong vụ án, và các công tố viên chưa bao giờ thẩm vấn ngài. Diddi nói rằng anh ta đang đề cập đến các tuyên bố của Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên chuyến bay năm 2019, khi Đức Phanxicô nói về cách thức cuộc điều tra ban đầu đã được tiến hành và nói rằng anh ta đã ủy quyền cho các công tố viên đột kích văn phòng của các quan chức tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và tại Cơ quan Thông tin Tài chính của Vatican, gọi tắt là AIF.

Các luật sư bào chữa lập luận rằng điều này đơn giản là không phù hợp với những gì Diddi được nghe thấy trên băng ghi âm. Họ nói hoặc các công tố viên đang giữ lại lời khai quan trọng từ Đức Giáo Hoàng, hoặc họ đã khiến cho Đức Ông Perlasca tin rằng Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện với họ, như một cách để đe dọa vị linh mục phải làm sai lạc bằng chứng – theo cách nào đó. Vì thế, các luật sư bào chữa cho rằng vụ án nên được hủy bỏ.

Không ai có thể đoán được những gì mà các thẩm phán sẽ quyết định khi các phiên điều trần tiếp tục vào ngày 1 tháng 12. Nhưng có một người có thể giải quyết vấn đề, và đó là chính Đức Giáo Hoàng.

Không ai biết chắc Đức Giáo Hoàng đã hiểu hay đã chấp thuận cơ chế của thỏa thuận London đến mức nào hoặc những thông tin nào mà ngài đã không được cho biết, nhưng những câu hỏi đó xem ra rất có liên quan: chúng ta biết Đức Phanxicô đã tiếp kiến riêng gia đình Gianluigi Torzi, người bị buộc tội nắm quyền kiểm soát tòa nhà để tống tiền, đúng vào thờ điểm Torzi được cho là đang tống tiền Vatican.

Với tư cách là thẩm quyền tuyệt đối, Đức Phanxicô không thể bị bắt buộc phải làm chứng trong một phiên tòa được ngài uỷ quyền cho tòa án Vatican, là tòa án nhân danh ngài, truy tố. Nhưng các luật sư đề nghị hôm thứ Tư rằng ngài có thể được yêu cầu, một cách tôn trọng, cho phép các thẩm phán được tiếp kiến để làm rõ mọi chuyện.

Đức Giáo Hoàng có thể sẽ có một bản năng mạnh mẽ để tránh tham gia cá nhân vào phiên tòa – và rất nhiều điều tệ hại có thể xảy ra. Trong khi các luật sư bào chữa cho rằng bằng chứng của Đức Ông Perlasca không thể tin cậy được bởi vì, với tư cách là một giáo sĩ, ngài sẽ không nói bất cứ điều gì trong lời khai của mình, có thể cho thấy Đức Giáo Hoàng đã không hoàn toàn thẳng thắn tiết lộ về những gì Đức Giáo Hoàng đã biết và đã chấp thuận, và như thế có lý do để tin những người khác đang phải đối mặt với cáo buộc, như Đức Hồng Y Angelo Becciu, cũng sẽ có những dè dặt tương tự.

Toàn bộ phiên tòa xét xử tài chính, kéo dài hai năm, và độ tin cậy của chương trình cải cách tài chính của Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sụp đổ thành một trò hề nếu các bị cáo cuối cùng chứng minh được Ngài thực ra đã ủy quyền cho họ trong vụ mua bán lộn xộn mà họ đang bị buộc tội.

Mặt khác, ngay cả khi Đức Giáo Hoàng không bao giờ nói chuyện với các thẩm phán, ngài đã xoay bánh xe công lý để làm cho phiên tòa này diễn ra – một sự can dự vừa lộn xộn vừa thiết yếu.

Các cuộc đột kích do Đức Giáo Hoàng ủy quyền vào năm 2019, bao gồm các văn phòng của AIF, bị coi là vi phạm tính độc lập và thẩm quyền của cơ quan này. Các vụ đột kích ấy đã gây ra sự từ chức của một số nhân vật cấp cao của AIF và khiến tổ chức này bị đình chỉ hoạt động khỏi Tập đoàn Egmont, một mạng lưới cơ quan tình báo tài chính quốc tế. Nhưng các vụ đột kích ấy cũng dẫn đến các cáo buộc hình sự đối với chủ tịch và giám đốc của cơ quan này.

Các cuộc phỏng vấn với Perlasca, cuộc phỏng vấn cuối cùng được ghi lại vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm ngoái, cũng khiến các công tố viên triều yết Đức Giáo Hoàng một lần nữa vào tháng 9 năm 2020, nơi họ đưa ra một loạt bằng chứng chống lại Đức Hồng Y Becciu. Đức Giáo Hoàng cuối cùng đã yêu cầu Hồng Y Becciu từ chức, cả chức tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh lẫn các đặc quyền trong tư cách là một Hồng Y.

Vì hành động này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ bạn bè của Hồng Y Becciu và những người chống chế cho vị Hồng Y trên báo chí, những người đã coi động thái này là thứ summary justice, hay công lý sơ sài, không đến nơi đến chốn, của Đức Giáo Hoàng, và nói rằng Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố Hồng Y Becciu có tội trước khi có bất kỳ cáo buộc chính thức nào chống lại vị Hồng Y.

Tuy nhiên, khi yêu cầu một bộ trưởng nội các đối mặt với cáo buộc hình sự liên quan đến lạm dụng chức vụ phải từ chức, Đức Phanxicô được cho là chỉ làm những gì mà bất kỳ người đứng đầu chính phủ đáng tin cậy nào cũng nên làm trong những trường hợp tương tự. Quan trọng hơn, việc buộc Hồng Y Becciu từ bỏ các đặc quyền Hồng Y là một bước pháp lý quan trọng để vị Hồng Y phải ra hầu tòa, một điều cần thiết được nhấn mạnh bởi một số thay đổi tiếp theo đối với bộ luật hình sự của Vatican được Đức Giáo Hoàng đưa ra trong 12 tháng qua.

Có thể các thẩm phán sẽ quay lại khi phiên điều trần tiếp tục vào tháng tới, yêu cầu chấm dứt các tranh cãi trước xét xử và quyết định đã đến lúc xét xử với các bằng chứng. Nhưng ngay cả khi họ làm như vậy, nó sẽ không xua tan được câu hỏi về những gì Đức Giáo Hoàng biết, và khi nào thì ngài biết.

Hơn nữa, các luật sư bào chữa có thể sẽ tuyên bố điều này chỉ cho thấy không có gì đáng gọi là thủ tục tố tụng hoặc một phiên điều trần công bằng tại tòa án Thành phố Vatican – và trong trường hợp có người bị kết tội, tùy thuộc vào việc người đó là ai, có thể có hậu quả thực sự đối với mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Italia.

Mặc dù rủi ro phải tham gia sâu hơn là có thật, nhưng Đức Giáo Hoàng vẫn có thể quyết định rằng ngài đã tham gia rất cá nhân vào quá trình này và uy tín của ngài với tư cách là một nhà cải cách gắn liền với kết quả của phiên tòa, và rằng việc dốc toàn lực và tự mình nói chuyện với các thẩm phán là lựa chọn tốt nhất của ngài.

Giải pháp khác đi có thể khiến phiên tòa sụp đổ, cùng với tất cả niềm tin vào những cải cách mà ngài đã đặt ra cho triều đại giáo hoàng của mình.

Đặng Tự Do

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS