Lá thư từ hỏa ngục

LÁ THƯ TỪ HỎA NGỤC

Đây là câu chuyện của một người trẻ Công Giáo rời xa Chúa dần dần. Cuối cùng cô ta quăng mình vào hố sâu của hỏa ngục với ý thức rõ ràng.
Người trẻ này đã chết và kể lại. Cô ta ở thành phố Munich, nước Đức. Sách này được chuẩn y bởi Đức Tổng Giám Mục E. Manuel De Jesus, Tổng Giám Mục Cuenca, Ecuador.

lathutuhoanguc

Người con gái thiêng liêng của tôi là một Nữ Tu đã chết khi còn trẻ, và tôi tìm được những tài liệu viết tay này trong tài liệu của cô:

“Tại một văn phòng ở thành phố Munich, tôi có quen một cô bạn gái. Chúng tôi làm việc chung với nhau và trở nên gần gũi. Từ khi Ana lấy chồng thì tôi không còn gặp cô ấy nữa. Thành thật mà nói, giữa chúng tôi có sự lịch sự nhiều hơn là tình thân bạn bè. Vì thế, khi cô Ana đi lấy chồng và dọn tới vùngVillages, tôi cũng không cảm thấy nhớ nhung gì cho lắm.

Vào mùa Thu năm 1937, khoảng giữa tháng 9, khi tôi đang ở bên bờ hồ Garda, Ý Đại Lợi thì tôi nhận được một lá thư của mẹ tôi và bà viết như sau:
‘Con có thể tưởng tượng là cô Ana đã chết vì tai nạn xe không? Ngày hôm qua, người ta chôn cô ấy ở nghĩa địa Maldfridhof, thuộc thành phố Munich.’

Tin này làm cho tôi buồn bã, vì tôi biết rõ rằng Ana không phải là người ngoan đạo…Vậy cô ấy có chuẩn bị gì trong giây phút mà Chúa gọi cô ấy cách thình lình như thế không?

Sáng hôm sau, tôi dự Thánh lễ cầu hồn cho cô Ana trong nhà nguyện của các Nữ Tu, nơi mà tôi đang sống. Tôi cầu nguyện sốt sắng cho linh hồn cô ấy, và tôi dâng linh hồn cô lên cho Chúa và các thánh. Nhưng cả ngày hôm ấy, tôi cảm thấy bất an và tôi nằm xuống ngủ.
Tôi chợt có một giấc mơ và tôi bừng tỉnh dậy vì những tiếng động ồn ào. Tôi bật đèn lên và nhìn đồng hồ thì đã là 12 giờ 10 ban đêm. Tiếng sóng vỗ đều nhịp vào bức tường của khu vườn nhà trọ.

Dù không có gió thổi mà tôi vẫn thức dậy, vì tôi cảm thấy có tiếng ai vứt đống giấy lên bàn tôi, giống như cảnh ông xếp của tôi bực bội khi ông ném những lá thư mà ông không thích lên bàn. Tôi nghi ngờ một giây…Liệu tôi có nên ngồi dậy không? Nhưng ngồi lên để làm gì? Tôi bèn tự nhủ:

“Chẳng có gì cả.”

Thế rồi tư tưởng ấy cứ ám ảnh tôi. Tôi quay sang bên cạnh và cầu nguyện Kinh Lạy Cha cho các linh hồn ở luyện ngục, rồi tôi ngủ tiếp và tôi nằm mơ thấy như sau:

Tôi dậy lúc 6 giờ sáng vào ngày hôm sau. Khi tôi mở cửa để xuống nhà nguyện thì chân tôi đụng vào một bó thư. Tôi nhận ra nét chữ của cô Ana, bạn cũ của tôi. Tôi hét lên. Vừa run sợ, tôi vừa cầm những lá thư trong tay mình. Trong lúc run rẩy ấy, tôi nhận ra là mình không thể đọc nổi một câu kinh Lạy Cha. Tôi cảm thấy mình ngộp thở. Vì thế, tôi phải đi thả bộ để lấy lại sự bình tĩnh. Tôi sửa lại mái tóc, bỏ lá thư của cô Ana vào túi xách và rời nhà.

Khi ra ngoải, tôi đi lên con đường núi có cây Olive và có những ngôi vườn. Buổi sáng, trời thật trong xanh. Nếu vào những giây phút khác thì tôi sẽ tận huởng các cảnh đẹp tuyệt vời, vì núi đồi chập chùng, hồ nước trong xanh và hòn đảo Garda đẹp vô cùng. Màu xanh của nước luôn làm cho tôi cảm thầy thoải mái.

Nhưng trong giây phút ấy, không còn có điều gì làm cho tôi chú ý nữa. Sau khi đi bộ chừng 15 phút, tôi ngồi xuống. Cũng ngày hôm qua đây, tôi ngồi tại đây để đọc các cuốn sách tiểu thuyết. Đây là lần đầu tiên mà tôi cảm thấy những cây cối xum xuê này gây cho tôi một cảm tưởng về sự chết. Đó là một cảm tưởng mà tôi chưa hề có từ trước đến nay.

Tôi cầm lá thư. Thư không có chữ ký, nhưng đó là nét chữ của Ana, và tôi biết chắc như thế, không thể lầm lẫn được. Tôi nói như vậy vì chúng tôi làm việc chung trong một văn phòng. Tôi còn nhớ Ana thường nói chuyện và cười vui. Nàng có đôi mắt màu xanh và cái mũi nhỏ hơi tẹt. Khi chúng tôi bàn về chuyện tôn giáo thì cô An thường dùng một lối nói chuyện cay chua.

Bây giờ, tôi xin kể từng chữ một, khi đọc lá thư của Ana, viết từ mộ sâu, như là tôi đọc thư trong giấc mơ. Câu chuyện như sau:

‘Chị Clara ơi, xin đừng cầu nguyện cho tôi nữa. Tôi đã bị đoán phạt rồi. Nếu tôi nói chuyện với chị và chuẩn bị nói với chị thì đừng tưởng là vì tình bạn. Ở Hỏa ngục, chúng tôi không yêu mến ai cả. Tôi viết thư này như là một hậu quả của “một quyền năng luôn muốn làm sự dữ nhưng điều này đem lại lợi ích.” (Đây là câu thơ của Fausto do Goethe viết). Sự thật là tôi mong muốn chị sẽ ở trong tình trạng của tôi vì tôi bị đọa đầy cho tới thiên thu.

Chị đừng nghĩ rằng đó là tư tưởng quái đản của riêng tôi, vì ở đây, ai cũng nghĩ như nhau. Chúng tôi luôn nghĩ về các điều xấu, điều mà chị cho là độc ác. Khi chúng tôi làm điều gì tốt, chẳng hạn như điều mà tôi đang làm đây, đề giúp cho chị mở mắt ra về sự hiện hữu của Hỏa ngục, thì chúng tôi không làm vậy với ý hướng tốt đâu. Chị có nhớ 4 năm về trước, chúng ta gặp nhau ở thành phố Munich không? Chị được 23 tuổi mà chị đã làm ở đó được 4 năm, còn tôi thì mới bước vào. Chị đã giúp tôi khi tôi gặp khó khăn bước đầu. Chị còn khuyên lơn tôi nữa.

Nhưng ý nghĩa của điều tốt là gì? Lúc ấy, tôi khen chị có lòng bác ái nhưng thật là buồn cười! Chị giúp tôi là vì muốn chứng tỏ mình giỏi, đó là hình thức kiêu căng. Ngay lúc ấy, tôi đã nghi ngờ lòng tốt của chị. Ở Hỏa ngục này, chúng tôi không cho bất cứ điều gì là tốt, ở trong bất cứ ai. Chị đã biết đời sống của tôi trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, tôi lấp đầy những hố sâu và không nói cho ai nghe cả. Theo như ý định của ba mẹ tôi thì tôi không nên ra đời thì tốt hơn. Sự hiện diện của tôi làm trở ngại cho ba mẹ tôi. Khi tôi được sinh ra thì hai chị của tôi đã được 14 tuổi và 15 tuổi rồi. Tôi ao ước rằng mình đừng nên làm người thi tốt hơn. Ôi, nếu như tôi có thể thủ tiêu chính mình thì tốt quá! Tôi muốn ra khỏi tình trạng đau đớn này biết bao! Không có một sự khoái lạc nào có thể so sánh được nếu tôi có thể tự giết mình, hay biến mình thành một lớp màn tro bụi, để nó tan biến vào hư vô…Than ôi, nhưng tôi phải hiện hữu!

Tôi phải hiện hữu như một thực thể. Vì luật sinh tồn mà tôi hiện hữu. Khi ba mẹ tôi còn là người độc thân, họ dọn nhà từ vùng quê đến thành phố. Lúc ấy, cả hai người đều rời xa Giáo Hội. Họ gia nhập những nhóm người không thuộc về Giáo Hội. Họ là những người cấp tiến. Hai người gặp nhau trong một buổi nhẩy đầm, và họ lấy nhau vào 6 tháng sau đó. Khi họ làm đám cưới, họ chỉ để cho nước phép dính vào người họ. Điều này đủ cưỡng bách mẹ tôi đi lễ nhiều lần trong năm. Mẹ tôi không bao giờ dậy tôi cầu nguyện.

Công việc hàng ngày làm cho mẹ tôi bận rộn. Những từ ngữ như: cầu nguyện, nước phép, nhà thờ, Giáo Hội… khi nhắc đến thì tôi cảm thấy ghê tởm. Tôi rất ghét khi nói đến tôn giáo. Tôi ghét cả những ai đi đến đền hay chùa. Tôi ghét tất cả mọi người và mọi sự nói chung. Vì những điều này mà tôi bị tra tấn. Khi xong rồi, mọi kiến thức, ký ức cúa qúa khứ như những ngọn lửa thiêu đốt tôi. Những ký ức cho tôi nhìn thấy mọi ơn phúc mà tôi đã bỏ phí. Chúng tôi bị hành hạ và tra tấn. Chúng tôi không ăn, không ngủ, không đi bằng chân. Bị xiềng xích trong tâm linh, chúng tôi nhìn về cuộc đời thất bại cũ, với những “tiếng rên la và nghiến răng.” Hận thù, hành hạ! Chị có nghe được điều ấy không?

Ở hỏa ngục này, chúng tôi uống hận thù như uống nước. Chúng tôi ghét nhau cay đắng, và chúng tôi ghét nhất là Chúa. Tôi muốn chị hiểu rằng:
“Những kẻ được chúc phúc ở Thiên Đàng vì họ “phải” yêu mến Chúa. Họ chiêm ngưỡng Chúa mà không có tấm màn mỏng. Ngài rất đẹp và rạng ngời. Đó là điều làm cho họ có niềm vui không thể diễn tả nổi. Chúng tôi biết điều ấy, và vì biết như thế nên chúng tôi cảng tức điên lên…”
Trên trái đất, con người biết Chúa qua lời cầu nguyện và qua những mặc khải. Họ có thể yêu mến Chúa mà không bị bắt buộc. Hãy nhớ và chú ý nhé! Các tín hữu Ki Tô giáo (tôi rất tức giận khi viết về họ) có thể suy niệm, suy gẫm Chúa KiTô nằm trên thánh giá vì yêu thương họ. Mặt khác, với những kẻ xem Chúa là hình phạt, là sự trả thù, như chúng tôi từng từ chối Ngài, thì cũng giống như sấm chớp…những người như chúng tôi hận thù Ngài với tất cả sức nặng của những ý tưởng xấu xa. Ôi Vĩnh Cửu, có những kẻ chỉ muốn xa rời Chúa, chịu mất linh hồn, có những quyết định mà ngay cả bây giờ, chúng tôi không đổi ý, hay không bao giờ đổi ý. Giờ đây, chị có hiểu rằng tại sao hỏa ngục là mãi mãi không?

Bởi vì sự cứng đầu của chúng tôi không bao giờ mềm ra. Chúng tôi bắt buộc phải công nhận rằng Thiên Chúa là Đấng Nhân Hậu, ngay cả khi chúng tôi đã bị luận phạt. Sở dĩ tôi nói là bắt buộc vì dù cho tôi đang viết lá thư này bằng ý chí tự do của tôi, nhưng tôi không được phép nói dối, dù cho tôi rất thích nói dối. Tôi làm điều này ngược với ý riêng của tôi. Tôi không được nói dối, dầu tôi rất muốn làm điều đó. Khác với ý riêng của tôi, tôi phải viết nhiều điều trên tờ giấy này. Ngay cả những chuỗi lời phỉ báng mà tôi muốn ói mửa ra, nhưng tôi phải nuốt xuống.
Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót với chúng tôi vì Ngài không cho phép những ý riêng độc ác hay hiểm độc của chúng tôi được xẩy ra trên trái đất. Điều ấy làm tăng thêm sự oán trách và đau đớn cho chúng tôi. Ngài làm cho chúng tôi chết trước kỳ hạn (Chẳng hạn như trường hợp của tôi, hay Ngài đã chuẩn bị những trường hợp giảm nhẹ.) Ngay lúc này, Ngài tỏ lòng thương xót bằng cách không bắt buộc chúng tôi đến gần Ngài hơn, vì chúng tôi đang ở xa Ngài, trong hỏa ngục. Điều này giảm sự đau đớn. Những bước đến gần Ngài hơn sẽ làm cho tôi bị hành hạ, giống như chị bước đến gần lửa.

Chắc có lẽ chị đã cảm thấy ghê tởm khi trong một buổi đi dạo chơi, tôi đã kể cho chị nghe điều mà ba tôi bảo tôi, vài ngày trước khi tôi chịu lễ lần đầu:

”Anita, con hãy để ảo ành vào cái áo đầm đẹp của con hôm nay, vì mọi sự khác đều là thứ yếu.”

Tôi cảm thấy mắc cở khi nhận thấy chị có vẻ sợ hãi trước lới nói đó. Bây giờ thì tôi cười trước tư tường ấy…
Chỉ có một sự hợp lý là họ cho chúng tôi rước lễ khi chúng tôi được 12 tuổi. Vào lứa tuổi ấy, tôi đã xông xáo vào các lạc thú của trần gian, đến nỗi tôi sẵn sàng vui lòng gạt tất cả những gì liên quan đến tôn giáo. Lúc ấy, tôi chẳng để ý gì đến tôn giáo và việc rước lễ.

Bây giờ, điều làm cho chúng tôi tức giận là trẻ con được rước Mình Thánh Chúa từ lúc 7 tuổi. Chúng tôi đã tìm mọi cách có thể làm để đánh lừa người ta, hay đặt các tư tưởng ấy vào đầu những đứa trẻ chưa có đủ trí thông minh…Chùng nó phải mắc tội trọng…vì như thế thì Chúa không thể ảnh hưởng chúng nó với đức tin, đức cậy và dức mến (tôi nhổ nước miếng vào những chữ này). Những đức tính này còn sống động trong trái tim đứa trẻ từ lúc nó rửa tội. Chị còn nhớ khi ở trần gian, tôi đã bảo vệ quan điểm ấy không?


Tôi đã nhắc đến ba của tôi. Ông ấy luôn gây lộn với mẹ tôi. Tôi chỉ nhắc đến điều này một ít thôi vì tôi mắc cở lắm. (Đó là điều đáng buồn cuời khi tỏ ra mắc cở. Với chúng tôi ở nơi đây, mọi sự đều giống nhau…) Ba mẹ tôi không ngủ chung một phòng, tôi thường hay ngủ với mẹ của tôi. Ba tôi ngủ ở phòng bên cạnh, nơi mà ông ấy có thể ra vào thoải mái. Ông uống rượu nhiều lắm nên ông làm tiêu tan di sản của gia đình tôi. Hai chị tôi đi làm, vì họ nói họ cần tiền. Mẹ tôi cũng bắt đầu kiếm tiền. Trong năm cuối đời, ba tôi đánh mẹ tôi thường xuyên khi mẹ không cho ba tiền. Với tôi thì ba tôi luôn tỏ ra tử tế. Một ngày kia, (tôi đã kể cho chị nghe và chị nổi giận với tôi. Ôi, sao mà chị hay giận quá đi thôi!) tôi đổi đôi giầy lần thứ hai vỉ các loại giầy ấy không hợp thời trang.


Một đêm, ba tôi lên cơn bịnh, có những điều xẩy đến mà tôi không bao giờ muốn nói ra, bởi vì tôi sợ rằng người ta sẽ hiểu lầm và giải thích sai lạc, nhưng hôm nay, chị sẽ được biết. Điều này cũng đáng cho tôi nhớ lại, bởi vì lần đầu tiên, tôi cảm thấy hối hận, và điều ấy cứ hành hạ tôi triền miên. Tôi đang ngủ với mẹ tôi trong phòng. Mẹ tôi ngủ rất say. Thình linh tôi nghe có một giọng nói gọi tên tôi. Giọng nói của ai đó hỏi tôi:


“Điều gì sẽ xẩy ra khi ba của con chết?”


Trong thâm tâm tôi không yêu mến ba tôi vì ông hay đánh đập mẹ tôi, và nói chung, tôi chẳng yêu ai cả. Tôi chỉ cảm thấy vui thích và tự hào khi người ta đối xử tốt với tôi. Tình yêu mà không bị vật chất lôi cuốn chỉ tồn tại trong những linh hồn nào có ơn Chúa mà thôi; và tôi không ở trong tình trạng được ơn Chúa như thế. Do đó, tôi trả lời câu hỏi bí mật ấy mà không kịp suy nghĩ xem câu hỏi ấy đến từ đâu:


“Ba à? Ba không chết đâu!”

Sau một hồi, tôi lại nghe tiếng nói ấy lần nữa, và tôi lại đáp một cách khó chịu:
‘Ba không chết đâu!”
Lần thứ ba, tôi bị hỏi:
“Điều gì xẩy ra khi ba con chết?”

Trong giây phút ấy, tôi ghi lại trong trí tôi những ký ức xấu về hình ảnh người cha say sưa khi về đến nhà. Ông ấy la hét, đối xử tàn tệ với mẹ tôi, và đặt chúng tôi vào những tình trạng đáng thương trước mắt mọi người. Và tôi trả lời mà không do dự:

‘Nếu ba chết thì cứ để cho ông ấy chết!”
Sau đó là một sự im lặng. Tôi không còn nghe tiếng nói ấy nữa.
Sáng hôm sau, khi mẹ tôi muốn vào phòng của ba tôi để dọn dẹp thì cánh cửa đóng. Đến trưa thì người ta phải phá cửa để vào phòng ba tôi. Ba tôi chết nằm trên giường, người ở trần. Khi uống bia, chắc ba tôi bị cảm lạnh. Chắc ba tôi cũng đã hấp hối rồi mới chết. (Theo lời tác gỉa thì Chúa muốn tùy thuộc nơi người con gái xem cô ta có vui hưởng sự tử tế của ba cô không, và Ngài có thể ban cho ông bố thêm thì giờ để hoán cải nếu cô ấy cầu nguyện cho ba.)

Chị nhớ không? Chi Marta K. và chị luôn muốn tôi gia nhập vào nhóm trẻ Công Giáo, nhưng tôi luôn luôn nói rằng lời hướng dẫn của người lãnh đạo có vẻ như lời giảng dạy của các linh mục. Những trò chơi của nhóm Công Giáo thật vui và chị cũng biết, cuối cùng, tôi là người tổ chức của nhóm ấy. Đó là điều mà tôi thích. Tôi cũng thích các chuyến du lịch. Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy mình cần có nhu cầu lãnh nhận bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể, nhưng tôi lại không thực hiện điều này vì tôi không cho là quan trọng. Tôi tự do suy nghĩ, ao ước và chuyện vãn.

Có một lần, chị bảo tôi:

”Ana, nếu chị không cầu nguyện thì chị sẽ bị luận phạt.”


Thật sự, tôi đã cầu nguyện rất ít, mà lại miễn cưỡng cầu nguyện. Và chị đã nói đúng. Tất cả những ai bị đốt cháy trong hỏa ngục là vì họ không cầu nguyện, hay cầu nguyện không đủ. Lời cầu nguyện là bước đầu đến với Chúa. Tuy nhiên điều quan trọng và là yếu tố quyết định thì bị thiếu: Đó là hãy cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa, và tên của Bà thì chúng tôi không bao giờ kêu lên. Những việc sùng kính Mẹ làm cho ma quỷ mất đi nhiều linh hồn. Lẽ ra các linh hồn phạm tội nhiều thì sẽ rớt ngay vào nanh vuốt của ma quỷ. Tôi thật là tức giận vì tôi phải nói ra là:


“Cầu nguyện lả điều dễ dàng nhất mà nhân loại có thể làm được trên trần gian, và điều này dễ vì Chúa là Đấng Cứu Độ của mỗi người.”

Với những ai bền chí cầu nguyện với Chúa thì Ngài sẽ ban cho người ấy ánh sáng dồi dào, và Ngài sẽ làm cho người ấy mạnh mẽ đến nỗi cho dù người ấy có tội lỗi cách mấy thì hắn vẫn có thể đứng dậy mãi mãi, ngay cả khi bùn đất che kín người ấy đến cổ.
Trong ngày cuối cùng của đời sống tôi, tôi đã không cầu nguyện gì cả, đáng lẽ ra tôi phải cầu nguyện. Tôi đã từ chối những ơn huệ nên không được ơn cứu rỗi. Ở hỏa ngục, tôi không còn được nhận một ân huệ nào nữa. Nhưng nếu được Chúa ban ơn lành thì chúng tôi cũng từ chối và nhạo báng Ngài.

Sự do dự và thay đổi của nhân loại sẽ chấm dứt mãi mãi khi ở bên kia thế giới. Trên trần gian thì loài người còn có thể đi qua từ tình trạng tội lỗi đến tình trạng ân sủng,,,, Ở tình trạng ân sủng, ta có thể té rớt vào tội lỗi. Đôi khi vì sự yếu đuối, cũng có khi vì sự quỷ quyệt của mình.

Sự do dự và chao đảo nằm trong bản chất bất toàn của con người trên mặt đất, và sẽ chấm dứt khi con người chết. Con người ra đi với sự bất toàn của mình. Sau nhiều năm, những sự chao đảo này tàn lụi với thời gian. Ngay khi chết, con người có thể đến gần Chúa hơn hoặc quay lưng lại với Chúa. Nhưng chắc chắn trước khi tắt thở, con người tự buộc mình phải quyết định sống tốt hay sống như tình trạng cũ, tức là tình trạng bê bối trước khi chết.

Thói quen tốt hay xấu tạo nên bản chất con người khi họ đi vào vĩnh cửu. Điều này xẩy ra cho tôi: Tôi đã sống xa lỉa Chúa, khi Chúa cho tôi một cơ hội chót, thì tôi đã quyết định chống lại Ngài. Nguyên nhân sự hư hoại của tôi không phải là do tôi đã phạm tội nhiều lần, nhưng là vì tôi không muốn từ bỏ tật xấu.


Chị đã khuyên tôi nhiều lần là nên lắng nghe những bài giảng và đọc những sách đạo đức. Lúc ấy, tôi luôn trả lời chị rằng:

“Tôi không có thì giờ.”

Vì lý do đó mà sự bất ổn của tôi gia tăng. Hơn nữa, tôi đã ở trong tình trạng thờ ơ, nguội lạnh. Khi tôi rút lui ra khỏi nhóm Công Giáo thì cảm thấy mình thật khó lòng đi theo một con đường khác. Tôi cảm thấy không hạnh phúc nhưng hình như có một bức tường chận lại, không cho tôi hoán cải. Lúc đó, chị không hề hiểu được sự khó khăn mà tôi đang đối diện nên chị bảo tôi:

“Ana, hãy vui lên mà đi xưng tội, như vậy mọi sự sẽ tốt lành.”


Tôi cũng biết điều ấy có thể xẩy ra, nhưng thế gian, ma quỷ và xác thịt làm cho tôi rớt vào nanh vuốt của quỷ dữ. Tôi chưa bao giờ tin vào tầm ảnh hưởng của ma quỷ, nhưng bây giờ tôi biết rằng ma quỷ gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên nhân loại, như hắn đã cám dỗ tôi. Có một điều có thể kéo tôi ra khỏi nanh vuốt của ma quỷ, đó chính là những lời cầu nguyện của những người khác và của tôi, cùng với các sự hy sinh và đau khổ. Cho dù có những việc đạo đức trên thì ảnh hưởng của ma quỷ vẫn xâm chiếm dần dần.


Một số người có linh hồn và thể xác của ma quỷ, nhưng có những thân xác đang đi đứng mà lại có linh hồn của ma quỷ. Ma quỷ không thể lôi kéo ý muốn của những kẻ đầu hàng trước ảnh hưởng của hắn, Nhưng để trừng phạt, Thiên Chúa cho phép những kẻ dữ này đánh phá họ. Tôi ghét ma quỷ, nhưng tôi thích chí khi thấy hắn cố gắng làm hại linh hồn của tất cả mọi người. Hắn và bè lũ của hắn, vốn là những kẻ đã sa ngã với hắn lúc ban đầu. Chúng nó rất đông đảo, có hàng triệu đứa. Chúng nó tiếp tục bay trên mặt đất, giống như đàn muỗi, mà bạn không hề biết được chúng. Còn chúng tôi, những kẻ bị kết án, không thể cám dỗ các bạn được. Sự thật là: nỗi đau đớn của chúng gia tăng mỗi khi chúng dắt một linh hồn con người vào hỏa ngục, nhưng…nhưng sự hận thù có thể làm được mọi sự mà.


Mặc dù, tôi đã bước trên con đường xa lìa Thiên Chúa, nhưng Chúa theo dõi tôi. Với những việc bác ái mà tôi đã làm, tôi được chuẩn bị để đi vào con đường ân phúc. Chúa đã gọi tôi, thỉnh thoảng đến một ngôi đền thờ, và tôi cảm thấy nhớ nhung. Khi tôi giúp đỡ người mẹ bệnh tật của tôi sau khi đã phải làm việc trong văn phòng suốt ngày, thì tôi đã hy sinh lúc ấy. Tiếng gọi của Thiên Chúa mãnh liệt lắm.


Trong một vài trường hợp, khi chị kêu gọi tôi đi thăm nhà nguyện của nhà thương vào buổi trưa, tôi cảm thấy tiếng gọi của ân phúc, và tôi chỉ còn một bước nữa là được ơn hoán cải. Tôi đã khóc và đã thay đổi, nhưng rồi các thú vui của trần thế lướt thắng cơ hội được nhận ân phúc: hạt lúa mì đã chết trong bụi gai. Vì tôi cứ lý luận rằng tôn giáo là vấn đề của tình cảm, nên tôi từ chối các cơ hội nhận ân phúc lần nữa, và nhiều lần khác nữa.

Một ngày nọ, chị đến tìm tôi, và tôi đi với chị đến Nhà Tạm Chúa. Thay vì quỳ gối chào Chúa, tôi chỉ làm dấu qua loa. Chị không ngờ rằng tôi không còn tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa KiTô trong bí tích Thánh Thể nơi bàn thánh. Giờ này thì tôi tin vào sự hiện diện của Ngài, nhưng dĩ nhiên, là cách thức mà một người tin vào sự hiện hữu của một cơn giông bão đã ảnh hưởng đến cảm nghiệm của mình.

Đồng thời, tôi chọn cho mình một tôn giáo khác. Tôi bắt chước những ỳ kiến của mọi người trong văn phòng, linh hồn sẽ cải tử hoàn sinh trong một thể xác khác, và linh hồn đó cứ tiếp tục con đường ấy trong cuôc sống lữ hành của mình.

Với câu hỏi về một thế giới khác, đồng thời, niềm tin mới ấy trở nên vô hại cho tôi. Tại sao chị không nhắc nhở cho tôi dụ ngôn của người phú hộ và người nghèo tên Lazarô? Hay câu chuyện Chúa KiTô cho một tên trộm xuống hỏa ngục sau khi chêt, và Ngài cho một tên trộm khác lên Thiên Đàng? Nhưng sau cùng, nếu chị có kể cho tôi nghe thì chắc gì tôi chịu hoán cải? Chị đã từng khuyên lơn như một linh mục dạy dỗ tôi mà.
Dần dần tôi tự tạo một hình ảnh về Chúa cho riêng mình. Tôi cố gắng để Chúa xa xa, và không thèm liên lạc với Ngài. Tôi sống theo đường lối thoải mái mà không cần phải thay đổi tôn giáo. Chúa của tôi không ban Thiên Đàng cho tôi, mà cũng chẳng có hỏa ngục để trừng phạt tôi. Ngài để tôi ở yên một mình. Tôi thờ phượng Ngài như sau:

“Điều gì tôi yêu thích, thì tôi tin nó.”

Rồi với năm tháng qua đi, tôi thuyết phục chính mình về tôn giáo của mình là:
“Ta có thể sống với những gì mình ưa thích.”
Một điều đơn giản mà có thể phá hoại thứ tôn giáo của kẻ lữ hành là tôi, chẳng hạn như một sự đau khổ lớn lao và dài lâu; nhưng điều này không đến. Bây giờ chị có hiểu ý nghĩa của câu này không?
”Chúa trừng phạt và gửi thử thách đến những kẻ mà Ngài yêu thương?”
Trong một ngày vào tháng 6, trời mùa hè, khi nhóm Công Giáo tổ chức đi hành hương ở Altetting, thuộc thành phố Bavaria, là nơi có đền thánh Đức Trinh Nữ Maria. Lẽ ra thì tôi đi chung với nhóm, nhưng tôi lại không thích những lời đồn thổi và những hình thức ngoan đạo, tức là các lời cầu nguyện và sự cung kính của khách hành hương . Tôi bị choáng ngợp bởi một hình ảnh khác với Đức Mẹ Maria, đó là sự xuất hiện của anh chàng đẹp trai Maximiliano N. Chúng tôi gặp nhau, tán tỉnh nhau và đi chơi với nhau. Hôm Chúa nhật ấy, chàng rủ tôi đi chơi riêng.
Anh chàng có một cô bồ làm việc trong bịnh viện. Nhưng chàng nhận ra là tôi đang chú ý đến chàng. Lúc đó, tôi không hề có ý định lấy chàng làm chồng. Chàng gìầu có và luôn tử tế với tất cả những cô gái trẻ, đó là điều làm cho tôi giận điên lên. Tôi chỉ muốn chàng là của riêng một mình tôi thôi. Và tôi cũng muốn là người duy nhất của chàng, bởi vì tôi có một nhân dáng lịch sự.
(Chú thích của tác giả: Điều này đúng. Cô Ana dù là không ngoan đạo, nhưng luôn lịch sự trong nhân cách. Điều này làm cho tôi cảm thấy hoảng sợ khi nghĩ rằng những người lịch lãm vẫn có thể rơi vào hỏa ngục, nếu họ từ chối gặp gỡ Thiên Chúa.)
Trong ngày Chúa Nhật ấy, anh Max để ý đến tôi, vì chúng tôi không có những cuộc nói chuyện đạo đức như cách nói chuyện của chị. Ngày hôm sau, chị đến tìm tôi và hỏi tại sao tôi không đi hành hương với nhóm của chị. Tôi trả lời là tôi đi du dương với anh Max. Chi lại hỏi:
-Thế chị có đi dự lễ không?
Tôi trả lời:
-Chị có điên không? Làm sao mà tôi có thể đi dự lễ, khi mà chúng tôi phải ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng kia chứ?
Tôi còn nhớ rằng tôi đã nói chuyện một cách gay gắt với chị:
-Thiên Chúa Nhân Lành không suy nghĩ nhỏ mọn như chị đâu!
Bây giờ, tôi phải thú nhận với chị rằng:
“Thiên Chúa trong sự nhân hậu vô biên của Ngài, Ngài đòi hỏi nhiều hơn.”
Sau chuyến đi chơi với Max, tôi đi xem xi nê, nhẩy dầm, và đi dạo chơi. Toi bận rộn với các thú vui trần thế. Max và tôi thường hay gây lộn, nhưng tôi luôn biết cách làm hòa với chàng.

Tình địch của tôi trở nên điên tiết và hung hăng.Còn tôi thì tỏ ra im lặng, nên tôi đã gây được ấn tượng tốt nơi Max. Cuối cùng, anh chàng thích tôi hơn cô kia. Tôi rất thành công khi làm cho cô ta trở nên đáng ghét trước mắt chàng, làm cho chàng lạnh lùng với cô ta. Bề ngoài, tôi tỏ vẻ tích cực, nhưng bên trong lòng tôi thì chứa đầy thuốc độc đáng nôn mửa.

Tôi phải thú thật rằng cái tâm tình ấy chuẩn bị kỹ cho tôi vào hỏa ngục. Đó là một cách sống quỷ quyệt nếu nói theo ngôn ngữ loài người. Tại sao mà tôi lại kể cho chị nghe những điều này? Đó là để cho chị nhìn thấy và quan tâm bằng cách nào mà tôi rời xa Chúa vĩnh viễn. Tôi biết mình rất thân mật với Max. Nếu như tôi tỏ ra yếu đuối thì xem như là hạ mình trước mắt chàng. Vì thế mà tôi phải tỏ ra cứng rắn. Tôi cố gắng chiếm đoạt Max, dù có phải trả giá đắt đi chăng nữa.

Dần dần tình yêu nẩy sinh giữa chúng tôi vì cả hai đều đẹp đẽ, thông minh và vui vẻ. Cuối cùng, chàng hoàn toàn thuộc về tôi, khoảng vài tháng trước đám cưới. Tôi coi chàng như một thần tượng. Tình yêu này dựa trên những lạc thú trần gian, đó là những thú làm cho chúng tôi mê mần và như bị trúng thuốc độc. Sau cùng, tôi tôn thờ Max như một thứ tôn giáo của tôi. Đó cũng là lúc mà tôi tấn công Giáo Hội, các linh mục, các ân phúc và những gì gại là đạo đức. Chị đã cố gắng để bảo vệ những điều này, và chị đã không ngờ rằng tận cùng, sự cần thiết cho tôi là hãy trở về vời lương tâm mình. Vì tôi muốn lý luận để bảo vệ cho những suy tư của mình, nên tôi chống lại Thiên Chúa.

Chị không hiểu mà cứ tin rằng cho đến lúc cuối, tôi vẫn là người Công giáo. Tôi cũng muốn được gọi là người Công Giáo và tôi có đóng thuế cho Giáo Hội, như một loại bảo hiểm mà không hại gì. Sự quan sát và trả lời của chị đúng đó. Vì hậu quả của những mối tương quan lạnh lùng, xa cách này mà khi tôi lấy chồng thì chúng ta xa nhau, và không còn liên lạc nữa.

Trước đám cưới, tôi đi xưng tội và rước lễ, vì đó là điều bắt buộc. Chồng tôi và tôi đồng ý rằng phải làm tròn bổn phận? Chị có thể xem đó là cách chịu lễ không thành. Sau khi chịu lễ, tôi vẫn xa cách, và đó là lần cuối cùng mà tôi đi rước lễ.

Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi trở nên hòa hợp nói chung: chúng tôi có chung quan niệm, và không muốn có con cái. Khi chồng tôi muốn có một đứa con một cách tự nhiên thì cuối cùng, tôi có thể làm cho chàng quên đi ước muốn có con. Thay vì có con, tôi cảm thấy vui hơn khi có áo quần đẹp, đồ đạc tốt, các cuộc hội họp, lái xe đi chơi, và đi du hí khắp nơi.

Năm trước khi tôi chết thình lình, là năm vui thú vì mỗi ngày Chúa Nhật thì chúng tôi lái xe đi chơi, hay đi thăm gia đình chồng tôi. Còn tôi thì cảm thấy mắc cở khi thăm mẹ tôi. Gia đình chồng tôi cũng có lối sống phóng túng, nhưng tôi phải công nhận một sự thật là tôi không bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong nội tâm, dù rằng bên ngoài, tôi thường cười lớn. Một nỗi buồn vẩn vơ thường xuyên gậm nhấm trái tim tôi. Tôi nghĩ mọi sự sẽ chấm dứt khi mình chết. Tôi nhớ lại một bài giảng mà tôi nghe được khi còn là một cô gái nhỏ:

“Thiên Chúa luôn thưởng công cho những ai làm điều tốt.Và nếu Ngài không thưởng cho người ấy ở đời sau thì Ngài thưởng cho người ấy khi còn sống trên trái đất.”

Thật thế, bỗng nhiên, tôi nhận được một phần gia tài của Dì tôi là Isabel. Đồng thời, ở sở chồng tôi, người ta tăng lương cho anh ấy. Lúc đó, tôi nghĩ ơn lành là có một căn nhà mới. Chúng tôi ngày càng rời xa Thiên Chúa. Chúng tôi sống trong các khách sạn với ly cà phê, mà không đến với Chúa. Hầu như ai cũng sống như chúng tôi: từ ngoài vào trong, chứ không từ trong ra ngoài.

Nếu trong các chuyến du lịch, chúng tôi có đi thăm các ngôi Thánh Đường thì là để chiêm ngắm các bức họa phẩm tuyệt tác mà thôi. Lắm lúc tôi cảm thấy bực mình vì có những hướng dẫn viên không có kinh nghiệm, hay vì họ lợi dụng du khách để bán hàng hóa, như bán rượu chẳng hạn. Lẽ ra họ chỉ làm các nhiệm vụ thánh thiện, chứ không nên tìm cơ hội kiếm tiền.
Bằng cách sống ấy, tôi từ chối Chúa, từ chối các ân huệ mà Chúa ban cho trong trái tim tôi. Một điều làm cho tôi ngột ngạt là những tấm tranh có cảnh hỏa ngục mà người ta đã vẽ từ nơi nghĩa địa và ở các nơi khác, trong thời Trung Cổ. Trong các bức tranh ấy, ma quỷ nướng linh hồn trong các lò nướng có lửa màu đỏ sáng ngời, hay có những con quỷ đuôi dài đưa các nạn nhân mới đến…
Ôi, chị Clara ơi, những bức tranh vẽ về hỏa ngục có thể bị nhầm lẫn, nhưng không bao giờ nói cách quá đáng cả. Tôi thường hay có những ảo ảnh về lửa hỏa ngục. Có một lần, tôi còn nhớ rất rõ, tôi đùa giỡn dí mũi chị vào lửa diêm, tôi hỏi chị:
“Lửa hỏa ngục có mùi khét như vậy không?”
Nhưng chị nhanh nhẹn dập tắt ngay. Ở nơi đây, không ai có thể dập tắt lửa hỏa ngục được. Chị hãy lắng nghe lời tôi nói đây:
“Lửa được nói đến trong Phúc Âm không có nghĩa là người ta hối hận. Lửa mà được gọi là Lửa, thì chúng ta phải hiểu-rõ-từng-chữ mà Chúa đã phán rằng:
“Hãy rời xa khỏi Ta, kẻ bị nguyền rủa, mà vào lửa đời đời!”
Chị sẽ hỏi tôi rằng làm sao mà một linh hồn bị lửa đụng đến được? Tôi trả lời chị:
“Khi ở trên trái đất, chị bỏ tay mình vào ngọn lửa, thì tại sao một linh hồn lại chịu đau khổ?Linh hồn làm sao có thể bị đốt cháy được? Tuy nhiên, toàn vẹn con người ấy cảm thấy mình bị tra tấn và hành hạ. Cũng như vậy, chúng tôi ở hỏa ngục bị rớt vào lửa với bản chất và khả năng của mình. Linh hồn chúng tôi mất mát vì chúng tôi không thể nghĩ những gì mà chúng tôi muốn. Xin chị đừng đọc những dòng chữ này cách qua loa hay lạnh lùng bởi vì thứ lửa này không có ý nghĩa gì với chị, nhưng với tôi, nó đốt cháy tôi mà không làm cho tôi bị tiêu diệt…”
Nỗi đau đớn lớn lao nhất của tôi là: hiểu biết rõ rằng tôi không bao giờ được nhìn thấy Chúa. Ở Hỏa Ngục, điều này hành hạ chúng tôi nhiều, nhưng khi còn ở trần gian, chúng tôi không cảm thấy đau đớn gì. Khi một con dao nằm trên bàn thì nó không có gì khác biệt. Ai cũng thấy lưỡi dao nhưng lưỡi dao không cắt tay ai. Nhưng nếu con dao đâm thấu vào thể xác thì chúng ta phải hét lên vì đau đớn.
Giờ đây, tôi cảm thấy mình hoàn toàn mất Thiên Chúa. Trước đó, tôi chỉ có khái niệm về sự kiện này thôi. Trong hỏa ngục, các linh hồn đau đớn với mức độ khác nhau. Nếu ai có lòng hiểm độc và biết rõ tội mình mà vẫn phạm tội thì bị trừng phạt nhiều hơn, và cảm nhận sự mất Chúa lớn lao hơn. Hắn bị hành hạ nhiều hơn. Những linh hồn vốn là người Công Giáo thì đau khổ hơn những linh hồn thuộc về tôn giáo khác. Vì họ nhận được nhiều ánh sáng và ân sủng lớn lao hơn, nhưng họ khinh thường. Những linh hồn càng hiểu biết nhiều thì càng đau đớn triền miên hơn những linh hồn biết ít. Những linh hồn độc ác thì bị thống khổ hơn những kẻ phạm tội vì sự yếu đuối!
Nhưng không một ai chịu đau đớn nhiều hơn những gì họ đáng chịu. Tôi ước gì điều này không phải là sự thật, thì tôi có một lý do để ghét. Có lần chị bảo tôi rằng không ai phải xuống hỏa ngục mà không biết. Đó là mạc khải được tiết lộ cho một vị thánh. Tôi đã cười trước lời chị nói. Tuy nhiên, bây giờ tôi phải xác nhận điều đó. Trong thâm tâm, tôi nói:
“Nều điều này là sự thật, thì khi giờ chết đến, tôi sẽ thay đổi…”
Sự thật là trong khi chết cách thình lình, tôi không biết hỏa ngục là một thực tại. Không ai biết được. Nhưng tôi hiểu thật rõ và tôi lập lại một mình:
“Nếu khi mình chết, mình sẽ đi tới một thế giới khác như một mũi tên bắn vào Chúa. Mình sẽ đền tội vì những hậu quả của việc mình làm.”
Dù biết thế nhưng tôi hề không thay đổi, như tôi đã nói từ trước. Tôi không thay đổi mà vẫn giữ tật xấu. Điều này thường xẩy ra với nhân loại, nhất là những người già, và ai cũng hành động như thế cả.
Cái chết của tôi xẩy ra như sau:
Một tuần trước đây. Tôi phải nói theo kiểu đo lường thời gian, bởi vì với sự đau khổ thì dù mới có 1 tuần mà tôi có cảm tưởng như tôi bị đốt trong lửa hỏa ngục cả 10 năm rồi. Vâng, chỉ một tuần trước đây, chồng tôi và tôi đi chơi vào ngày Chúa Nhật. Đó là ngày cuối cùng của đời sống tôi. Hôm ấy có buổi bình mình rực rỡ. Tôi cảm thấy mạnh khỏe và vui vẻ trong suốt ngày.
Khi trở về, chồng tôi bỗng nhiên bị lòa mắt vì ánh đèn của chiếc xe chạy ngược chiếu, và anh ấy lạc tay lái. Tôi chỉ kịp la lên một tiếng Giêsu (nói trại ra một chút), không phải là lời cầu nguyện, mà là một tiếng hét. Một nỗi đau đớn đến xuyên thấu người tôi. Và tôi mất hết cảm giác. Thật là kỳ lạ!
Sáng hôm ấy, tôi không hiểu làm cách nào để diễn tả, tôi có một tư tưởng trong đầu như sau:
“Con vẫn còn có thì giờ để dự Thánh lễ một lần nữa!”
Nhưng tôi trả lời:” Không!” thật rõ ràng và chắc nịch. Tôi tíếp tục nghĩ:
“Nếu cần, những điều này nên chấm dứt, hãy để cho tôi chịu các hậu quả của việc tôi làm.”
Ngày nay, tôi phải chịu sự đau đớn đời đời. Điều gì xẩy ra sau khi tôi chết? Chị sẽ tìm biết được.
Về số phận của chồng tôi, của mẹ tôi, điều gì xẩy ra với cái tử thi của tôi, tang lễ, tất cả những gì xẩy ra thì tôi được biết với các chi tiết khi tôi vào hỏa ngục. Còn những sự khác xẩy ra trên trái đất thì chúng tôi không biết rõ. Hôm nay, tôi đang nhìn thấy chị đang ở đâu.
Trong giây phút tắt thở, bỗng dưng tôi tỉnh lại và ra khỏi bóng tối, và tôi thấy mình được bao bọc bởi một luồng ánh sáng huy hoàng, sống động, ngay tại nơi mà tử thi của tôi nằm. Sự kiện này xẩy ra như trong rạp hát: bất chợt, đèn trong phòng tắt ngúm, tấm màn kéo lên và tôi không tưởng tượng được khi thấy các cảnh tượng xuất hiện, đó là những hình ảnh của cuộc đời tôi. Giống như một tấm gương, linh hồn tôi được xem thấy những gì mình đã làm, từ khi còn trẻ cho đến khi chết. Tôi nói “Không” trước Nhan Chúa. Tôi cảm thấy mình như một tên sát nhân nhìn thấy nạn nhân không vũ khí tự vệ ở trong một phiên tòa. Liệu tôi có hối cải không?Không bao giờ!
Tôi không thể chịu đựng nổi một cảnh tượng như thế trong đôi mắt của Chúa, Đấng mà tôi lìa bỏ. Vì thế, tôi chỉ còn một con đường là chạy trốn thôi. Đó là cách chạy trốn của Ca-in xa khỏi tử thi của Abel, đó là một con đường làm cho linh hồn tôi cảm thấy hoảng kinh: tình trạng xấu xa của linh hồn tôi. Đó là tòa phán xét. Rồi có tiếng nói của Chúa Giêsu vô hình:
”Hãy tránh xa khỏi Ta!”
Ngay lập tức, linh hồn tôi như bóng tối, đi vào lửa hỏa ngục đời đời!”
Lá thư của chị Ana chấm dứt, và chị đã viết lá thư ấy từ hỏa ngục. Chữ cuối cùng rất khó đọc vì nó nguệch ngoạc, và lá thư nằm trong tay của tôi như bụi tro tàn.Đột nhiên tôi nghe tiếng chuông báo thức. Tôi giật mình thức dậy và thấy mình còn nằm trên giường. Ánh sáng màu đỏ của mặt trời xuyên qua cửa sổ. Giáo xứ bên cạnh đang đọc kinh Truyền Tin.
Có thật không? Có phải đó là một giấc mơ không? Chưa bao giờ như lúc ấy, tôi cảm nghiệm được lời chào kỳ quái của Ana. Tôi đọc ba Kinh Kính Mừng một cách chậm rãi. Trong lòng tôi có một giải pháp rõ ràng:
”Ta nên sống dưới sự che chở của Đức Mẹ Chúa Trời. Ta nên tôn vinh Mẹ Maria với lòng sùng kính, nếu như ta không muốn mình bị xui xẻo như một linh hồn sẽ không bao giờ thấy Chúa!”
Tôi vẫn còn run sợ bởi giấc mơ của cái đêm kinh khủng ấy. Tôi ngồi dậy, mặc quần áo cách vội vàng và đi xuống nhà nguyện. Tim tôi dập thình thịch, và khuôn mặt tôi còn lộ vẻ luống cuống và bất an. Những người ở trọ khác đang quỳ bên cạnh tôi, họ bối rối nhìn tôi. Có thể họ nghĩ rằng vì tôi chạy xuống cầu thang nên mệt.
Buổi chiều hôm ấy, khi tôi đi bộ trong vườn thì gặp một phụ nữ già nua tử tế. Bà ta đến từ vùng Budapest. Bà được thanh tấy vì đau khổ nhiều. Bà ốm yếu nhưng lại hăng say phục vụ Chúa. Bà có vẻ tinh tế về phần thiêng liêng, bà mỉm cười bảo tôi:
“Này cô ơi, Chúa Giêsu không thích chúng ta phục vụ Ngài một cách vội vã đâu nhé!”
Nhưng khi bà cảm thấy tôi bị rúng động về một điều gì đó, bà nói thêm một cách nhẹ nhàng:
“Cô có biết câu chuyện về thánh Têrêsa không? Hãy nghe đây:
Đừng để điều gì làm phiền bạn,
Đừng để điều gì làm cho bạn sợ hãi.
Hãy kiên nhẫn và chiến thắng tất cả.
Mọi sự qua đi, nhưng Chúa không thay đổi,
Những ai có Chúa thì không thiếu gì cả.
Một mình Chúa đủ lấp đầy tất cả.”
Trong lúc bà ta lập lại những lời thơ này thì dường như tôi đọc được trong linh hồn mình:
“Một mình Chúa đủ lấp đầy tất cả.”
Vâng, một mình Chúa là đủ cho tôi rồi, ở đây và ở trên kia. Tôi muốn thuộc về Chúa một ngày nào đó, cho dù tôi cần phải làm nhiều việc hy sinh cần thiết. Bởi vì TÔI KHÔNG MUỐN ĐI XUỐNG HỎA NGỤC!!!”
Đến đây chấm dứt bản viết tay của một người nữ tu trẻ tuổi.

KINH CẦU XIN LÒNG THƯƠNG XÓT:
Lạy Cha của Lòng Thương Xót.
Ôi lạy Cha Hằng Hữu Thánh Thiện,
Lạy Thiên Chúa Nhân Từ và Thương Xót!
Con thờ lạy Cha!
Xin Cha lắng nghe tiếng rên siết của linh hồn con,
đang bị tiêu hủy trong sự hiện diện của Cha!
Con xin được đền tạ cho những sự xúc phạm
Mà Cha nhận được từ các kẻ tội lỗi trên mặt đất,
Và trong những giây phút của ngày và đêm!
Cùng với các linh hồn yêu mến Cha,
Linh hồn con dâng lên Cha những việc thờ phượng và đền tạ,
vì những sự bạc đãi, cay đắng mà Cha nhận được
Từ những tạo vật chống lại Cha.
Con xin đặc biệt dâng lên Cha
Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, Con Cha,
Và những Hy lễ trên Bàn Thánh từ khắp nơi trên trái đất.
Lạy Cha Hằng Hữu và Giàu Lòng Thương Xót,
Con xin dâng lên Cha Máu Cực Thánh của Chúa Giêsu
để đền tạ cho những xỉ nhục của nhân loại,
Và xóa hết những tội lỗi của họ,
Xin Cha thương xót chúng con!
Lạy Cha Hằng Hữu, xin hãy nhìn các linh hồn được tắm trong Máu Thánh của Chúa Giêsu Nhân Lành! Từ Thánh Tâm Chúa Giêsu mở ngỏ trên thánh giá, đó là nơi chúng con dâng lên Cha những lời van xin Lòng Thương Xót và Tha Thứ của Cha!
Lạy Cha đầy lòng Thương Xót, Chúa Giêsu là Đấng trở nên Nạn Nhân và không ngừng dâng hiến chính Ngài lên Cha để cứu chuộc các linh hồn với Máu Thánh Châu Báu của Ngài!
Ôi lạy Cha Chí Thánh, Chúa của Lòng Thương Xót và Đấng An Ủi, xin đừng để cho các linh hồn phải hư mất, xin Cha cứu họ. Con nài xin Cha, nhân danh Chúa Giêsu Nhân Lành! Lạy Cha, xin cứu chuộc chúng con… để rồi chúng con cùng với Chúa Giêsu trên Thiên Đàng chúc tụng và vinh danh Lòng Thương Xót Cha đời đời. Amen.

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS