Lời cầu nguyện cho hòa bình của chúng ta không phải là không được nhậm lời

Nghe bài này

Bức ảnh được Đức Phanxicô gọi là ‘Kết quả của Chiến tranh’ được chụp ở Nagasaki ngay sau vụ đánh bom nguyên tử ở đó.

Khi tạp chí Time chọn Albert Einstein là “Nhân vật của Thế kỷ” vào đầu thiên niên kỷ mới, tôi nghĩ và vẫn còn nghĩ họ đã lầm.

Nhân vật của Thế kỷ 20 phải là Gavrilo Princip, 19 tuổi, người Serb gốc Bosnia theo chủ nghĩa dân tộc, người ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ thái tử là Sophie ngày 28-6-1914, làm dấy lên biến cố lớn mà chúng ta gọi là Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Cuộc chiến đó rốt cuộc dẫn đến sự nổi dậy của chủ nghĩa cộng sản kèm theo trại cải tạo lao động và chủ nghĩa phát xít với nạn tàn sát người Do thái, việc thường xuyên dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại thường dân, và Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Ngày nay Đức Thánh cha Phanxicô từng nói chúng ta đang ở giữa Thế chiến thứ 3, một cuộc chiến đang diễn ra không có kế hoạch nhưng thực tế.

Có thời kỳ nào trong lịch sử khủng khiếp hơn thời kỳ mà trong đó chúng ta phải đánh số riêng cho từng cuộc chiến tranh thế giới như thế này không?

Princip là bà đỡ của thế kỷ bạo lực nhất trong lịch sử, và chúng ta hiện đang ở trong thế kỷ thứ hai của nỗi kinh hoàng do ông ta tạo ra.

Cuộc chiến thứ nhất đó đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và thay sự tự tin của phương Tây bằng lời chế nhạo trong bài “Giáng sinh 1924” của nhà thơ người Anh Thomas Hardy.

“Hòa bình trên trái đất!”. Chúng ta ca,

Trả cho một triệu linh mục mang đến.

Sau hai ngàn năm lễ Misa

Chúng ta hít toàn khí độc.

Kể từ đó, chúng ta ngày càng đi xa hơn nhiều, vượt xa hơi độc của Thế chiến thứ nhất.

Cho đến nay, từ “vượt xa” tiếp theo chỉ được dùng hai lần, trong vụ đánh bom nguyên tử ở Nhật năm 1945.

Nhưng hiện nay, thế giới đối mặt với hai lãnh đạo không thể tiên đoán được, trong đó ít nhất có một người thể hiện những dấu hiệu tâm thần không ổn định, và cả hai khoe khoang về việc mình sở hữu và sẵn sàng sử dụng vũ khí còn mạnh hơn. Một người nói ông ta có nút kích hoạt hạt nhân trên bàn làm việc, và người kia đáp lại: “Tôi cũng có Nút Hạt nhân, lớn hơn và mạnh hơn của ông ta, và Nút của tôi hiệu quả!”

Có nhiều bài học từ thế kỷ 20, nhưng rất ít người trong chúng ta chịu học và cam kết hành động theo đó.

Nhân Ngày Cầu nguyện cho Hòa bình Thế giới, 1-1, Đức Thánh cha Phanxicô thực hiện một bước đi đặc biệt là phát hành các bức ảnh để tặng. Bức ảnh được Đức Phanxicô gọi là “Kết quả của Chiến tranh” được chụp ở Nagasaki ngay sau vụ đánh bom nguyên tử ở đó. Đó là ảnh chụp một cậu bé đi chân không, khoảng chừng 6 tuổi, cõng xác em trai trên lưng, đứng chờ tới phiên hỏa thiêu xác em của em.

Em đứng một mình, có lẽ bố mẹ em theo phong tục người Nhật không tham dự nghi thức hỏa thiêu con mình, và do đó đã để con trai lớn đến tham dự nghi thức. Cũng có thể họ đã chết hay đang hấp hối.

Cậu bé là một điển hình cho chủ nghĩa khắc kỷ của Nhật Bản. Em đứng nghiêm như trong quân đội, bặm môi thật chặt đến độ rướm máu. Em đang cố ngăn dòng nước mắt và người ta có thể gần như nghe được tiếng em nói: Nakanai. Nakanai,(Tôi sẽ không khóc. Tôi sẽ không khóc)

Cậu bé đó giờ có thể đã chết. Có thể lúc chụp hình cậu bé cũng đang hấp hối, có thể là nạn nhân của phóng xạ giết chết em trai mình, nhìn có vẻ không bị thương.

Nhưng cho dù em đó đã chết, em vẫn còn đó. Có hàng trăm ngàn, có lẽ hàng triệu bé trai và bé gái khác, đàn ông và phụ nữ, giống như em trong thế giới chúng ta hôm nay, buộc phải chịu đựng sự mất mát do chiến tranh và bạo lực gây ra cho những người họ thương yêu.

Khi có được bức ảnh này, chắc chắn sẽ có, hãy lấy một hoặc vài tấm, đặt giữa các bức ảnh của gia đình, vì những em này là anh em của bạn. Hãy nhìn thật kỹ và lâu. Cầu nguyện, và nghe những lời người em nhỏ của bạn đang nói với bạn: Nake. Nake,(Hãy khóc đi. Khóc đi). Lúc đó có thể tim bạn sẽ nói cho bạn biết cần phải làm gì tiếp theo.

Một tu sĩ dòng Luyện Tâm Nhật Bản từng nói với tôi rằng chừng nào nhìn thấy sự đau khổ của tha nhân khơi lên cảm xúc thương hại trong ta, chúng ta vẫn chưa phải là Kitô hữu.

“Chúng ta không cảm thấy động lòng trắc ẩn khi một người chúng ta yêu thương chịu đau khổ. Chúng ta không chỉ nhìn và cảm thấy khó chịu khi anh chị em chúng ta đau đớn. Chúng ta phải hành động. Vì thế nếu chúng ta chỉ cảm thấy khó chịu, chúng ta không xem người khác là anh chị em của mình nơi Đức Kitô”.

Lời cầu nguyện cho hòa bình của chúng ta không phải là không được nhậm lời. Vấn đề là chúng ta không lắng nghe, không muốn lắng nghe Chúa trả lời.

Câu trả lời đó đơn giản là: “Đó là lý do Ta đặt ngươi ở đó. Hãy đi làm việc”.

Chúng ta là người đáp lại lời cầu nguyện cho hòa bình. Và ở một mức độ nào đó chúng ta không thể vượt qua những lời ước, lời cầu nguyện, cảm giác và hành động, chúng ta là câu trả lời sai.

Bạn có thể nhìn vào bức ảnh đó và nói với cậu bé rằng bạn đã thất bại không?

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS