Đức Giáo Hoàng vừa gọi điện thoại cho một cậu vị thành niên 19 tuổi cuả một gia đình ngoan đạo ở miền đông bắc nước Ý.
“Chúng tôi đã cười và nói đùa với nhau một thời gian lâu đến tám phút,” là lời cuả anh Stefano Cabizza, một sinh viên nghành công nghệ thông tin (IT) ở Padua.
Trong dịp gia đình đi dự Thánh Lễ cuả ĐGH taị Castel Gandolfo ngày 15 tháng 8 vừa qua, anh Stefano đã viết một lá thư cho Đức Giáo Hoàng để kể về cuộc sống của mình và hy vọng sẽ tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Anh gửi thư cho ĐGH bằng cánh dúi vào tay một vị ‘giáo sĩ cao cấp tháp tùng’ đang đi qua gần bên.
Anh không bao giờ nghĩ rằng điện thoại ở nhà anh sẽ reo và người ở bên kia đường dây là ĐGH.
Trong thực tế, Đức Giáo Hoàng đã gọi anh đến hai lần.
Ba ngày sau khi gừi thư, Đức Giáo Hoàng gọi số cuả nhà anh. Ngài nói chuyện với cô em gái Angela mà không tiết lộ danh tính của mình.
“Stefano đang đi vắng,” cô em gái nói gọn lỏn với Đức Giáo Hoàng “xin ông gọi lại vào lúc 5 giờ chiều.”
5 giờ chiều hôm đó, Đức Giáo Hoàng gọi lại.
Anh Stefano cho biết anh đã choáng váng khi nghe giọng nói cuả người gọi ở bên kia đầu giây: “Đây là Giáo Hoàng Phanxicô.”
“Tôi không thể tin được. Chúng tôi đã cười và nói đùa với nhau một thời gian lâu đến tám phút, ” anh mô tả như vậy với tờ báo Ý Il Ganettino, và nói thêm rằng: ” Đó chắc chắn là một ngày đẹp nhất trong đời tôi “.
Anh từ chối không cho biết anh đã viết những gì trong thư.
Đức Phanxicô bắt đầu câu chuyện bằng cách yêu cầu Stefano xưng hô với ngài bằng một từ ngữ thân mật là ‘TU’ (Bạn, ông, Anh, Cha), chứ đừng dùng chữ ‘LEI’ (Ngài, Đức Thánh Cha) trịnh trọng.
Stefano nói: “Ngài đặt câu hỏi với tôi rằng, tôi có thể nghĩ rằng Chúa và các Tông đồ đã xưng hô với nhau một cách trịnh trọng xa cách không? Ngài (ĐGH) nói ‘Có thể nào mà các môn đệ luôn luôn gọi Chuá là ‘Your Excellency’ (Thưa Đấng Thế Tôn) mỗi lúc được chăng? Họ là những người bạn cũng giống như chúng ta bây giờ là bạn với nhau, vậy thì sử dụng ‘tu’ mới đúng cách bạn bè.'”
“Ngài yêu cầu tôi cầu nguyện cho Ngài và sau đó Ngài đã ban phép lành cho cho tôi. Đó là ngày đẹp nhất của đời tôi. ” Stefano cho biết.
Stefano mô tả cuộc điện đàm là “một kinh nghiệm tuyệt vời” và anh rất xúc động về sự “khiêm tốn và gần gũi của Đức Thánh Cha với những người Công Giáo bình thường.”
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng gọi điện thoại cho một thường dân.
Ngài đã gọi cho ông chủ sạp báo ở Buenos Aires để ngưng mua báo, gọi ông thợ đóng giày để đặt đôi giầy màu đen, gọi anh nhân viên lễ tân tại dòng Tên ở Roma, vv và vv.
Có vẻ như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thích gọi điện thoại cho người bình dân không quen biết. Vậy thì, một ngày ‘đẹp trời nào đó’, nếu bạn đã viết một lá thư cho ĐGH để than phiền, thỉnh cầu, hay giải bầy tâm sự gì đó, bạn có hy vọng sẽ nhận được một điện thoại hồi âm cuả Ngài. Phải làm gì trong trường hợp đó?
Một tờ báo Ý đã cho một lời khuyên: Ack cool (Giữ bình tĩnh, đừng nao núng)
Beppe Severgnini, phóng viên hài hước cuả tờ Corriere della Sera, nhật báo thuộc loại bán chạy nhất ở Ý, cung cấp một số mẹo vặt như sau:
Đứng đầu danh sách: Hãy sẵn sàng, đặc biệt là nếu loại điện thoại có dây ở nhà bạn reo lên.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 76 tuổi, có thoí quen gọi ĐT theo lối cũ, là sử dụng loại điện thoại có dây, và thường xưng danh bằng một câu ngắn gọn “Đây là giáo hoàng.”
Những mẹo kế tiếp như sau:
– Nghe trước, nói sau, và nếu có dịp, hỏi vị giáo hoàng ‘say mê túc cầu’ này về trận đấu giao hữu giữa Ý và Argentina.
– Luôn luôn hỏi thăm sức khoẻ của Đức Thánh Cha Bênêdictô. “Điều này sẽ làm cho ngài vui lòng lắm”, ông Severgnini lưu ý. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên đề cập đến vị tiền nhiệm 86 tuổi đã nghỉ hưu ở phía bên kia khu vườn Vatican với một vẻ trìu mến.
– Tránh các vấn đề nhạy cảm như những chính sách hay những vụ bê bối của Vatican.
– Không xin xỏ ân huệ.
Severgnini cũng lưu ý rằng mặc dù Đức Phanxicô thích sử dụng chữ “tu” (Bạn) trong cuộc trò chuyện, chúng ta vẫn nên dùng chữ ‘lei’ (Đức Thánh Cha) cho đúng với “luật” xã giao, nhưng đừng phóng đại bằng cách thêm vào những sáo ngữ như “Xin phép được kính bẩm với Đức Thánh Cha cao quí!” (magnificent!)
Sau cùng, Severgnini khuyến cáo chúng ta không nên lo lắng về những gì để nói.
“Chỉ cần tự nhiên,” Severgnini viết. “(Ngài không chán về những gì bạn sẽ nói đâu,) nếu Ngài muốn được chán, Ngài đã gọi một vị bộ trưởng trong Giáo Triều nào đó rồi.”