Người Mỹ quan tâm đến cuộc đàn áp Đức Hồng Y Zen, vì nó báo động nhiều cuộc đàn áp khác sẽ tiếp theo?

Nghe bài này

Đức Hồng Y Joseph Zen nói: “Tử đạo là chuyện bình thường trong Giáo hội “Chúng ta có thể không phải tử đạo, nhưng chúng ta có thể phải chịu một số đau khổ và ức chế vì lòng trung thành với đức tin của chúng ta.”

Đức Hồng Y Zen đã công bố những lời dũng cảm này trong một nhà thờ đông đảo giáo dân tham dự ở Hồng Kông vào ngày Đức Hồng Y phải ra hầu tòa. Bị cáo buộc là vi phạm luật “an ninh” mới của Hồng Kông và thông đồng với “các thế lực nước ngoài”, Đức Hồng Y Zen, nguyên giám mục Hồng Kông, tuyên bố ngài không phạm tội gì mà đã bắt và giam giữ vào ngày 11 tháng 5 năm 2022.

Vụ bắt giữ Đức Hồng Y cùng với những người ủng hộ nền dân chủ cho Hồng Kong, đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Tại Hoa Kỳ, những lời kêu gọi trả tự do cho Đức Hồng Y và hãy chấm dứt sự hù dọa và bắt bớ những người bất đồng chính kiến ở Hồng Kông.

Người phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết, “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Hoa và Hồng Kông hãy ngừng nhắm vào những người ủng hộ Hồng Kông và trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt và buộc tội vô cớ, như Đức Hồng Y Joseph Zen… và những người khác.”

Tương tự, cựu dân biểu Illinois Dan Lipinski nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như sợ vị Hồng Y Công Giáo 90 tuổi này đến độ họ phải bắt giữ ngài vì tội ủng hộ dân chủ. Trung Quốc đã tiếp quản Hồng Kông và đàn áp nền dân chủ ở đây trong khi cả thế giới hầu như im lặng!”

Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây lo ngại các quyền tự do (bao gồm tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và tôn giáo) được đảm bảo cho Hồng Kông vào năm 1997 khi thành phố này được trao trả lại cho Trung Quốc đang bị xói mòn một cách lặng lẽ, nếu không muốn nói là đang bị xóa bỏ.

Sắp đây, vị Hồng Y này phải đối diện với phiên tòa kéo dài 5 ngày, bắt đầu vào ngày 19 tháng 9. Các cáo buộc chống lại ngài dựa trên sự ủng hộ của ngài vào Quỹ cứu trợ nhân đạo 612, một tổ chức cung cấp nguồn tài chính cho các nhà hoạt động dân chủ để trả các khoản pháp lý, bao gồm cả tiền bảo lãnh, nhưng Quỹ này đã ngưng hoạt động từ tháng 10 năm 2021.

Theo luật an ninh quốc gia mới (tên chính thức là Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Bảo vệ An ninh Quốc gia tại Đặc khu Hành chánh Hồng Kông) do Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông vào mùa hè năm 2020, Trung Quốc có khả năng bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Hơn nữa, luật mới cho phép dẫn độ những người đang bị giam giữ về Trung Quốc đại lục. Mức án từ ba năm tù đến chung thân.

Kể từ khi luật được áp dụng, hơn 153 người đã bị bắt. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuyên bố: “Việc bắt giữ ĐHY Zen là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy cuộc đàn áp ngày càng tồi tệ của Bắc Kinh khi Hồng Kông đấu tranh cho các quyền tự do của mình – và sự căng thẳng ngày càng tăng làm cho Bắc Kinh lo sợ rằng họ sẽ thua cuộc chiến này.”

Kể từ tháng 2, các phương tiện truyền thông Công Giáo đã cảnh báo về sự mất tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Cuộc đàn áp đối với Đức Hồng Y Zen đặc biệt đáng báo động: Nếu một người có tầm cỡ như ngài có thể bị bắt, thì bao nhiêu cuộc đàn áp tôn giáo khác sẽ tiếp diễn?

Frank Wolf, một cựu dân biểu Virginia và là thành viên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, lo sợ cho sự an nguy của Đức Hồng Y Zen. “Tôi đã ở trong nhà tù Trung Quốc, nó thật là nghiệt ngã”, ông viết trong một bài đăng trên Fox News. “Việc bỏ tù Đức Hồng Y Công Giáo 90 tuổi Joseph Zen là một bản án tử hình.”

Các nhà lãnh đạo Công Giáo như Đức Hồng Y Zen, người làm truyền thông Jimmy Lai (người được Hồng Y Zen rửa tội vào năm 1997) và luật sư Martin Lee (“cha đỡ đầu” của phong trào dân chủ Hồng Kông) đều là những người ủng hộ thẳng thắn cho nền dân chủ ở Hồng Kông, và tất cả đều đã bị bắt vì những nỗ lực của họ.

Những lời về “Nhân phẩm của con người” (Dignitatis Humanae) của Công đồng Vatican II vang lên: “Công đồng Vatican tuyên bố rằng con người có quyền tự do tôn giáo.”

Tài liệu nói tiếp: “Quyền tự do này có nghĩa là tất cả mọi người không bị ép buộc cá nhân hoặc xã hội hoặc bất kỳ quyền lực nào của con người, không ai bị buộc phải hành động trái ngược với niềm tin của mình, niềm tin cho dù riêng tư hay công khai, cho dù một mình hay kết hợp với những người khác, trong giới hạn cho phép.”

Trước việc xâm phạm quyền tín ngưỡng này, những người Công Giáo Hoa Kỳ nên theo dõi phiên tòa sắp tới của vị Hồng Y. Chúng ta phải thay mặt ngài lên tiếng, không chỉ vì sự bảo vệ một vị giám mục lão thành mà việc vệ của Đức Hồng Y Zen còn là việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo ở Hồng Kông và người Công Giáo Trung Quốc.

Năm 2011, Đức Hồng Y Zen – lúc đó ngài 79 tuổi – đã tuyệt thực ba ngày để phản đối việc xâm phạm vào các trường Công Giáo ở Hồng Kông.

Lúc đó, Đức Hồng Y đã tuyên bố: “Chúa là Thiên Chúa của lịch sử. Chúng ta hãy phó thác mọi sự cho Người. Người chăm sóc chúng ta”.

Như vậy, chúng ta hãy cầu nguyện và đoàn kết với anh chị em đau khổ của chúng ta ở Hồng Kông và trên khắp thế giới.

Thanh Quảng sdb

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS