Nữ Đại sứ Úc tại Tòa thánh

Nghe bài này

Con số các nhà ngoại giao nữ làm việc tại Vatican gia tăng một cách đặc biệt!

Nữ Đại sứ Úc tại Tòa thánh

Đánh dấu Ngày Quốc tế Phụ nữ, Chiara Porro, Đại sứ Úc tại Tòa thánh, nói về những thách thức và phần thưởng của công việc cũng như quan điểm mà phụ nữ mang lại các mối quan hệ quốc tế.

“Thật tuyệt vời khi được tôn vinh phụ nữ trong ngành ngoại giao hàng năm”, Chiara Porro, Đại sứ Úc tại Tòa thánh, cho biết thật là tuyệt vời khi được nhìn nhận những đóng góp vào “Ngành Ngoại Giao” trong vai trò nữ giới, nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 hàng năm. Cô lưu ý rằng ngành ngoại giao có truyền thống thường do nam giới đảm trách; cô nhớ lại ngày đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao ở Úc, “đi dọc hành lang chỉ thấy hình của các đấng mài râu nam giới”.

Tuy nhiên, cô cho hay Bộ Ngoại giao Úc là cơ quan đã trực tiếp thay đổi nhãn quan này và trong sáu năm qua đã có một “sự thay đổi rất nhiều là nữ giới nắm quyền lãnh đạo”. Các số liệu cho thấy cách đây 5 hoặc 6 năm, phụ nữ chỉ chiếm 20% trong số các đại biểu, nhưng nay “nữ giới chiếm hơn 40% tổng số đại sứ trên khắp thế giới.”

“Tôi tự hào là một trong những nữ đại diện cho nước Úc.”

Chiara Porro nói rằng nam và nữ làm việc cùng nhau mang lại sự đa dạng. Cô lưu ý rằng phụ nữ rõ ràng có thể mang đến một quan điểm khác, dựa trên giới tính của họ, nhưng tầm quan trọng là hiệu năng công việc. Cô cho hay “Dù Chúng ta không giống nhau, nhưng Chúng ta cùng hoàn tất công việc như nhau”.

Trong ngoại giao, “chúng tôi đại diện cho bộ mặt của đất nước chúng tôi và điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi cũng đại diện cho sự đa dạng của nó”, Đại sứ Porro nói. Về vấn đề này, cô ấy tiếp tục, “phụ nữ cho phép chúng tôi tiếp cận các bộ phận của xã hội trên khắp thế giới mà nam giới không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận được”.

Đại sứ Porro nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng khi giải quyết các vấn đề xung đột và phát triển. “Chúng tôi biết rằng phụ nữ luôn là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các cuộc xung đột, thảm họa nhân đạo”, và vì vậy “việc có phụ nữ làm việc trong lĩnh vực ngoại giao, hướng các nỗ lực ngoại giao là vô cùng quan trọng để có thể tiếp cận tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong những tình huống này”.

Đại diện cho những người thuộc cấp trong nước, Đại diện cho bộ mặt đa dạng của quốc gia với tư cách là Đại sứ, ở Úc, có nghĩa là đại diện cho tiếng nói của nhiều Dân tộc trong nước.

Đại sứ Porro lưu ý rằng Úc là nơi có nền văn hóa sống lâu đời nhất trên thế giới, đồng thời “chúng tôi vô cùng tự hào về truyền thống và văn hóa này”.

Cô Porro cho hay: “Điều đó trở thành một phần trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chúng tôi để đảm bảo rằng di sản và văn hóa của các chủng tộc được gìn giữ và lưu truyền trên toàn thế giới. Điều đó tạo nên con người của chúng ta và việc đưa những tiếng nói bản địa này lên sân khấu thế giới là vô cùng quan trọng.”

Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng và rất tích cực trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài về việc bảo tồn và bảo vệ quyền của người bản địa trên khắp thế giới.

Tòa thánh và Australia hợp tác rất tốt với nhau về vấn đề này và Đại sứ Porro lưu ý rằng chỉ vài tuần trước, một trưởng lão thổ dân nữ đã đến Vatican và gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, người mà bà đã nói về “nền văn hóa của thổ dân cống hiến, kinh nghiệm của bà trong giáo dục, kinh nghiệm của bà ấy trong nghệ thuật bản địa, nỗ lực việc vượt qua các rào cản, tạo cầu nối giữa các cộng đồng khác nhau ở Úc”.

Thanh Quảng sdb

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS