Tại sao một số linh mục mặc màu tím trong thánh lễ an táng, trong khi những linh mục khác mặc màu trắng hoặc đen?

Nghe bài này

Philip Kosloski của tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho biết như sau:

Mỗi màu phụng vụ như tím, đen và trắng nhấn mạnh một khía cạnh khác nhau của cái chết.

Khi tiến hành một đám tang Công Giáo, linh mục có ba lựa chọn liên quan đến màu sắc của lễ phục mà ngài mặc. Điều này được nêu rõ trong Huấn thị Chung của Sách lễ Rôma.

Bên cạnh màu tím, màu trắng hoặc đen có thể được sử dụng tại các thánh lễ an táng và tại buổi cử hành khác dành cho Người quá cố ở các Giáo phận của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Màu tím thường được kết hợp với Mùa Chay và Mùa Vọng. Sở dĩ phẩm phục tím được mặc trong đám tang là vì ý nghĩa tượng trưng cho sự sám hối và thương tiếc. Tang lễ là thời điểm mà các tín hữu được kêu gọi để cầu nguyện và làm cử hành các nghi thức sám hối cho linh hồn đã khuất, và màu tím nhắc nhở họ về khía cạnh tâm linh đó.

Mầu Trắng thường được mặc vào những dịp vui trong năm phụng vụ của Giáo hội, màu trắng truyền tải một đặc tính hy vọng hơn tại các đám tang. Nó gợi lại niềm hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu và kỷ niệm bí tích rửa tội mà người quá cố đã nhận được trong suốt cuộc đời của họ. Màu trắng cũng được kết nối với chiến thắng của Chúa Giêsu vào lễ Phục sinh, khi ngài đánh bại cái chết và mở ra cánh cổng vinh quang trên thiên đàng. Trong các nền văn hóa Á Châu, màu trắng là màu truyền thống của tang lễ, vì vậy những người Công Giáo Mỹ gốc Á có thể yêu cầu lễ phục màu trắng vì lý do này.

Màu đen thường thấy hơn trước những cải cách của Công đồng Vatican II, màu đen vẫn là một lựa chọn hợp lệ cho lễ tang và được một số linh mục mặc. Màu đen đã gắn liền với tang tóc từ thời Rôma cổ đại và theo truyền thống tượng trưng cho cái chết. Nó là một màu tượng trưng cho bóng tối và phản ánh nỗi buồn của cái chết. Màu sắc cũng nhấn mạnh thực tế là những người đã khuất đang cần được cầu nguyện và có thể không ở trong tầm nhìn tuyệt đẹp của thiên đàng, nhưng ở nơi thanh tẩy của luyện ngục.

Đặng Tự Do

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

BÀI MỚI NHẤT

VATICAN NEWS

VIETCATHOLIC NEWS