Một bức tượng Đức Mẹ Maria tại thủ đô Tiệp Khắc gây tranh cãi giữa người vô thần và Công Giáo đã bị giật sập vào năm 1918. Nay sau hơn một thế kỷ tượng đã được dựng lại.
Nguyên thuỷ tượng Đức Mẹ được dựng vào giữa thế kỷ 17 dưới thời hoàng đế Ferdinand III. Đến năm 1918, sau khi đế quốc Áo-Hung sụp đổ, quốc gia Tiệp Khăc thành lập, quần chúng vô thần giập sập bức tượng đã hiện diện tại quảng trường thủ đô Tiệp Khắc gần 300 năm.
Jan Bradna, nhà điêu khắc học thuật, nhà phục chế và là thành viên của Hiệp hội phục hồi tượng Đức Mẹ cho biết: chính người dân Prague muốn dựng lại bức này.
Bức tượng mới là một bản sao bằng sa thạch giống như bản gốc. Tượng đươc mạ vàng được đặt trên cột cao 50 feet tức khoảng 16m. Hiện nay tượng đã được dựng lên trước nhà thờ thủ đô Prague.
Theo truyền thuyết, người đứng đầu vụ giập sập bức tượng vào năm 1918 là nhà văn Franta Sauer đã khích động quần chúng đến giật sập bức tượng. Đến khi gần chết ông này đã xin tha thứ hành động của mình.
Tuy nhiên, một điêu khắc gia Petr Vana trong nhóm phục hồi bức tượng cho rằng truyền thuyết trên đây không đúng sự thật vì người dân Tiệp Khắc không hận thù gì về bức tượng Đức Mẹ.
Chủ trương phục hồi bức tượng bắt đầu từ năm 1990. Tiến trình gặp rất nhiều trở ngại về mặt pháp lý vì Công Hòa Czech có nhiều người vô thần và người Tin Lành chống lại việc đặt lại bức tượng. Thậm chí có cả chuyện ẩu đả trên quảng trường giữa người ủng hộ và người chống đối việc dựng tượng.
Cuối cùng hội đồng thành phố Prague đã cấp phép cho dựng lại bức tượng Đức Mẹ đã hiện diện nơi đây gần 300 năm trước.
Nguyễn Long Thao